Luật Đất đai và Luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/8, sớm hơn 5 tháng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ không để xảy ra vướng mắc do thiếu hoặc chậm ban hành văn bản cụ thể hóa khi các Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có hiệu lực ngay đầu tháng 8.

Sáng 29/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.

Kết quả biểu quyết có 404/469 đại tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 83,13%). Như vậy, Quốc hội đã thông qua các luật này, có hiệu lực từ 1/8/2024, sớm hơn 5 tháng.

Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật nêu trên.

Luat Dat dai va Luat Nha o co hieu luc tu 1/8, som hon 5 thang

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản. Ảnh: QH

Chủ nhiệm cho biết, việc Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản năm 2023 sớm đi vào cuộc sống không chỉ là mong muốn mà còn là yêu cầu đặt ra của Quốc hội khi biểu quyết thông qua các luật này. Từ khi các luật được thông qua cho đến nay, Chính phủ, Thủ tướng đã quyết liệt chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tích cực, nỗ lực triển khai xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

Bên cạnh đó, Chính phủ khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương ban hành kịp thời các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản bảo đảm chất lượng, tiến độ, không để xảy ra vướng mắc, không tạo ra khoảng trống pháp lý hoặc để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách, hợp thức hóa các sai phạm. Đồng thời, chịu trách nhiệm về hiệu quả của việc điều chỉnh hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp của các Luật, xử lý các vấn đề phát sinh sau khi triển khai thi hành luật.

Về điều kiện bảo đảm thi hành luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo sát sao công tác ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của các bộ, ngành, địa phương, không để xảy ra vướng mắc do thiếu hoặc chậm ban hành văn bản cụ thể hóa, không để xảy ra tình trạng thông tư “chờ” nghị định, văn bản của địa phương "chờ" văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn của Trung ương, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thi hành các luật từ ngày 1/8.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nội dung các luật này.

Về quy định chuyển tiếp tại khoản 10 Điều 255 và khoản 4 Điều 260, Chủ nhiệm nêu rõ, ngày 28/6, Chính phủ đã có báo cáo đề xuất phương án hoàn thiện dự thảo luật để bảo đảm không có vướng mắc trong áp dụng pháp luật, đồng thời không gây ra cách hiểu khác nhau.

Theo Vũ Phạm/Nhà đầu tư

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN