Những cánh cổng trăm tuổi kiến trúc đặc sắc của Hoàng thành Huế

Ngọ Môn, cổng đồng cầu Trung Đạo, cổng Hiển Nhơn và cổng Chương Đức... là những công trình kiến trúc vô cùng đặc sắc, góp phần làm nên giá trị di sản của Hoàng thành Huế.
Nhung canh cong tram tuoi kien truc dac sac cua Hoang thanh Hue
1. Là cổng thành chính của Hoàng thành Huế, Ngọ Môn là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt trong quần thể Di sản thế giới Cố đô Huế. Công trình được xây năm 1833, khi triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành. 

Nhung canh cong tram tuoi kien truc dac sac cua Hoang thanh Hue-Hinh-2
 Tên gọi Ngọ Môn có nghĩa là chiếc cổng xây mặt về hướng Ngọ (hướng Nam), hướng dành cho bậc vua Chúa để “nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi trị” theo quan niệm xưa. Phần dưới Ngọ Môn có bình diện hình chữ U vuông góc, trổ 5 lối đi.

Nhung canh cong tram tuoi kien truc dac sac cua Hoang thanh Hue-Hinh-3
 Lối chính giữa Ngọ Môn chỉ dành cho vua, các lối kia dành cho cận thần, binh lính, voi ngựa... Bên trên Ngọ Môn có lầu Ngũ Phụng là nơi vua ngự khi có các lễ nghi của triều đình.

Nhung canh cong tram tuoi kien truc dac sac cua Hoang thanh Hue-Hinh-4
 Ngọ Môn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Tại nơi đây vào ngày 30//8/1945, vua Bảo Đại đã đọc Tuyên ngôn Thoái vị và trao chính quyền lại cho Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhung canh cong tram tuoi kien truc dac sac cua Hoang thanh Hue-Hinh-5
 2. Bắc qua hồ Thái Dịch trong Hoàng Thành Huế, cầu Trung Đạo là đường dẫn từ cửa thành Ngọ Môn vào điện Thái Hòa, nơi đặt ngai vàng của các vua nhà Nguyễn. Hai đầu của cây cầu này có hai cánh cổng bằng đồng rất bề thế.

Nhung canh cong tram tuoi kien truc dac sac cua Hoang thanh Hue-Hinh-6
Hai cánh cổng này được xây kiểu “long vân đồng trụ”, dựng bằng bốn cột đồng được đúc nguyên khối. Hai cột giữa cổng cao hơn hai cột bên ngoài và cũng là những cột được chạm hình rồng. Một cột được tạo hình rồng vươn lên, cột kia tạo hình rồng lao xuống, tạo nên sự đăng đối, hài hòa.

Nhung canh cong tram tuoi kien truc dac sac cua Hoang thanh Hue-Hinh-7
 Phía trên các trụ đồng có những khung hình chữ nhật trang trí bằng pháp lam (đồ đồng tráng men) rực rỡ. Các bức pháp lam này thể hiện các hình tượng hoa lá, bát bảo… rất sinh động.

Nhung canh cong tram tuoi kien truc dac sac cua Hoang thanh Hue-Hinh-8
 Ô chữ nhật nằm ở trung tâm của hai cổng có gắn chữ nổi ở cả hai mặt với các nội dung nói về đạo của người cai trị thiên hạ. Phía trên là hình tượng mặt trời. Đỉnh các cột đồng trang trí hoa sen, tượng trưng cho những ngọn đuốc soi sáng cho nhà vua.

Nhung canh cong tram tuoi kien truc dac sac cua Hoang thanh Hue-Hinh-9
 3. Ở Hoàng thành Huế, nếu cổng Ngọ Môn gây choáng ngợp bởi quy mô bề thế thì hai cổng Hiển Nhơn và Chương Đức lại lôi cuốn du khách bởi vẻ đẹp vô cùng tinh tế. Trong hai cổng này, cổng Chương Đức (ảnh trái) nằm ở phía Tây Hoàng Thành, cổng Hiển Nhơn (ảnh phải) nằm ở phía Đông.

Nhung canh cong tram tuoi kien truc dac sac cua Hoang thanh Hue-Hinh-10
 Cả hai cổng được xây dưới thời vua Gia Long, ban đầu làm bằng gỗ. Năm 1921, vua Khải Định cho xây lại cổng Chương Đức bằng gạch đắp sành sứ. Năm 1923 vua lại cho xây mới cổng Hiển Nhơn theo nguyên mẫu của cổng Chương Đức. Vì vậy mà hai cổng có kiến trúc rất giống nhau.

Nhung canh cong tram tuoi kien truc dac sac cua Hoang thanh Hue-Hinh-11
Cả hai cổng Chương Đức và Hiển Nhơn được giới nghiên cứu đánh giá cao về giá trị mỹ thuật, đặc biệt là nghệ thuật trang trí đắp mảnh sành sứ vô cùng tinh xảo. Về mặt lịch sử, hai cánh cổng này là dấu ấn đặc sắc mà vua Khải Định đã để lại cho Cố đô Huế.

Nhung canh cong tram tuoi kien truc dac sac cua Hoang thanh Hue-Hinh-12
Ngày nay cổng Hiển Nhơn được sử dụng làm lối ra cho du khách tham quan Hoàng thành (lối vào là Ngọ Môn). Còn cửa Chương Đức thường đóng kín, chỉ được mở vào những dịp lễ hội và festival Huế để phục vụ khách tham quan.

Mời quý độc giả xem video: Món ngon tiến vua ở xứ Huế / VTV Life.

Quốc Lê

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN