Để có trái tim khỏe mạnh trong mùa hè, tránh đột quỵ cần lưu ý những điều này

Theo một nghiên cứu, khả năng chịu đựng cái nóng nực của mùa hè ở những người bị bệnh tim khá kém, họ có nhiều nguy cơ bị các biến chứng như suy tim mãn tính hoặc rối loạn chức năng tâm thất do không dung nạp nhiệt.
Các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên giúp người bệnh tim khỏe mạnh trong mùa hè.
1. Giữ đủ nước cho cơ thể
De co trai tim khoe manh trong mua he, tranh dot quy can luu y nhung dieu nay
 
Tình trạng mất nước không chỉ làm suy giảm hoạt động thể chất và tinh thần mà còn ảnh hưởng cả sức khỏe tim mạch, một nghiên cứu cho biết. Tình trạng mất nước cấp tính do stress nhiệt hoặc do tập thể dục kéo dài làm rối loạn quá trình điều hòa huyết áp, làm giảm chức năng tế bào của tim và suy giảm chức năng mạch máu, gây ra một số bệnh tim.
2. Tránh tập thể dục mạnh
Theo một nghiên cứu, tập thể dục mạnh dưới trời nắng nóng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho tim. Điều này chủ yếu là do nhu cầu oxy tăng lên để luyện tập cơ bắp và các cơ quan quan trọng khác. Khi một người tập thể dục mạnh vào mùa hè, nhiệt độ quá cao làm tăng nhu cầu về lưu lượng máu trong các cơ hoạt động, và do đó, tăng nhu cầu về oxy. Nhu cầu kép này có thể khiến tim bơm máu nhiều hơn, dẫn đến co cơ tim quá mức và huyết áp cao.
3. Tránh caffeine
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ caffeine và cà phê ở mức độ vừa phải có liên quan đến việc tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim. Đây là một tình trạng đặc trưng bởi nhịp tim không đều - quá nhanh hoặc quá chậm. Cà phê hoặc đồ uống có chứa caffein có thể có tác dụng độc hại đối với nhịp tim và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Ngoài ra, cà phê là một chất lợi tiểu tự nhiên có thể làm tăng nguy cơ mất nước.
4. Ngăn ngừa nguy cơ kiệt sức vì nhiệt
Kiệt sức vì nhiệt là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất nước. Khi con người tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, nhiều triệu chứng kèm theo sau đó như buồn nôn, chuột rút cơ, khó thở và mất chất điện giải khỏi cơ thể. Những triệu chứng này có thể gây suy nhược cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim như đau tim.
5. Ăn các bữa ăn nhẹ
De co trai tim khoe manh trong mua he, tranh dot quy can luu y nhung dieu nay-Hinh-2
 
Ăn uống lành mạnh cùng với ăn nhẹ là sở thích của mùa hè. Các chuyên gia khuyến nghị rằng những người bị bệnh tim nên tránh ăn nhiều hoặc ăn đồ ăn vặt thường xuyên vào mùa hè để ngăn ngừa các biến chứng về tim. Điều này là do bản thân việc ăn uống có tác dụng sinh nhiệt trên cơ thể. Nếu chúng ta ăn quá nhiều, nhiệt lượng trong cơ thể sẽ nhiều hơn và cùng với nhiệt của môi trường, tác động quá mức có thể gây hại.

Mời độc giả theo dõi video "Bệnh nhân tử vong sau 4 tiếng nằm chờ cấp cứu, BV Chợ Rẫy nói do bác sĩ thiếu kinh nghiệm". Nguồn: VTV24.

6. Tránh ra ngoài vào những giờ nắng nóng nhất
Cần giảm thiểu các hoạt động ngoài trời trong mùa hè, đặc biệt là đối với những người bị bệnh tim. Điều này là do, trong giờ cao điểm, từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, sóng nhiệt cao hơn và việc tiếp xúc với chúng có thể gây ra đột quỵ do nhiệt. Một nghiên cứu cho biết, sóng nhiệt có thể làm tăng tỷ lệ tử vong ở những người mắc bệnh tim hoặc làm cho tình trạng của họ trở nên tồi tệ hơn.
7. Tránh uống rượu
Cồn là chất lợi tiểu, có nghĩa là chúng có thể làm tăng nguy cơ mất nước trong cơ thể và cũng góp phần gây kiệt sức vì nóng. Tiêu thụ rượu sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể. Nhiệt độ cơ thể cao trong mùa hè có thể làm mất chất điện giải do đổ mồ hôi quá nhiều hoặc làm suy yếu các cơ quan quan trọng và khiến chúng bị rối loạn hoạt động.
8. Theo dõi đơn thuốc của bạn
De co trai tim khoe manh trong mua he, tranh dot quy can luu y nhung dieu nay-Hinh-3
 
Một số loại thuốc tim như thuốc chẹn beta có thể làm giảm lưu lượng máu trong cơ thể và ngăn tiết mồ hôi, một trong những cách cần thiết để giảm nhiệt cơ thể. Các loại thuốc khác cũng có thể cản trở quá trình điều nhiệt và gây ra những thay đổi trong huyết áp.
Do đó, hãy theo dõi các loại thuốc trong đơn bác sĩ kê và nếu bạn đang sử dụng chúng vào mùa hè, hãy thực hiện các mẹo giữ cho cơ thể mát mẻ và duy trì sự cân bằng điện giải.
Thảo Nguyên (Theo Boldsky)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN