Chuyên gia lý giải hiện tượng kỳ dị mỗi kỳ trăng máu

Mới đây các nhà khoa học đã phát hiện ra một hiện tượng kỳ dị xảy ra mỗi khi trăng máu, loạt sinh vật bay như bị hút lấy, rồi bất ngờ đồng loạt mất độ cao.
Chuyen gia ly giai hien tuong ky di moi ky trang mau
 Các nhà khoa học đã tiến hành theo dõi chim yến đen phương Bắc (Cypseloides niger borealis) - một loài chim luôn bay không ngừng nghỉ trong suốt 8 tháng di trú.

Chuyen gia ly giai hien tuong ky di moi ky trang mau-Hinh-2
 Họ đã vô tình phát hiện ra một hiện tượng vô cùng kỳ dị. Những con chim như bị Mặt trăng hút lấy, bay lên cao vút.

Chuyen gia ly giai hien tuong ky di moi ky trang mau-Hinh-3
 Tuy nhiên mỗi khi nguyệt thực toàn phần (Trăng máu) hay nguyệt thực một phần xuất hiện, những động vật bay này bất ngờ bị mất độ cao. Hiện tượng này xảy ra với cả những loài động vật khác. 

Chuyen gia ly giai hien tuong ky di moi ky trang mau-Hinh-4
Nhà sinh vật học Anders Hedentrom từ Đại học Lund (Thụy Điển) và các cộng sự đã gắn cảm biến trên một số con chim yến đen phương Bắc. Kết quả cho thấy trăng tròn có thể khiến chúng bay đến độ cao 2.000 mét so với mực nước biển. 

Chuyen gia ly giai hien tuong ky di moi ky trang mau-Hinh-5
Chim yến đen phương Bắc và nhiều loài chim nhỏ khác thường có xu hướng bay cao hơn vào đêm sáng để tránh những con chim săn mồi, tuy nhiên các nhà khoa học lưu ý rằng dường như đó là một độ cao không cần thiết. 

Chuyen gia ly giai hien tuong ky di moi ky trang mau-Hinh-6
 Họ khẳng định rằng việc bay cao hơn vào đêm sáng trăng như là một "hiệu ứng ánh trăng" mà nhiều loài động vật bị ảnh hưởng, cũng giống như việc cá mập hay trở nên hung dữ hơn vào đêm trăng tròn.

Chuyen gia ly giai hien tuong ky di moi ky trang mau-Hinh-7
Lý do đơn giản của việc mất độ cao đột ngột giống như bị "rơi tự do" khi trăng máu, trăng non, với độ cao có khi chỉ 700 mét, đó chính là do ánh sáng từ Mặt trăng mờ đi. 

Chuyen gia ly giai hien tuong ky di moi ky trang mau-Hinh-8
 Hiện tượng trăng máu còn gọi là huyết nguyệt hay là nguyệt thực toàn phần là một hiện tượng thiên văn tự nhiên. Hiện tượng này xảy ra khi Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất che mất ánh sáng từ mặt trời. 

Chuyen gia ly giai hien tuong ky di moi ky trang mau-Hinh-9
 Do ánh sáng khúc xạ từ Mặt trăng xuyên qua tầng khí quyển của Trái Đất sẽ khiến cho Mặt trăng có màu đỏ rực như máu. Lần này, Mặt trăng sẽ tối hơn bình thường và xuất hiện màu đỏ nhạt bởi nó chỉ đi vào nửa vùng bóng tối của Trái Đất. 

Chuyen gia ly giai hien tuong ky di moi ky trang mau-Hinh-10
 Đối với những người yêu thiên văn học thì trăng máu là một hiện tượng tuyệt vời đáng để chiêm ngưỡng. Tuy nhiên theo một số tôn giáo cho rằng việc trăng máu xuất hiện lúc nửa đêm là báo hiệu cho ngày tận thế sắp đến. 

Chuyen gia ly giai hien tuong ky di moi ky trang mau-Hinh-11
Cụ thể, trong  “Khải huyền” tiết 12 chương 6 của Thánh Kinh có ghi: “Khi Chiên Con mở ấn thứ sáu, tôi thấy một trận động đất khủng khiếp xảy ra, mặt trời trở nên tối đen như một bao tải làm bằng lông đen, cả Mặt trăng trở nên đỏ như máu”. “Kinh Cựu Ước” tiết 1 chương 7 cũng nhắc: “Trước ngày tận thế là Mặt trăng đỏ máu…”   

Chuyen gia ly giai hien tuong ky di moi ky trang mau-Hinh-12
 “Đại tàng chính kinh” của Phật giáo cũng có ghi lại: “Nếu có nhật nguyệt bạc thực, hoặc ngũ tinh hình sắc biến dị, hoặc sao chổi bùng phát, thì là báo hiệu tai họa, dịch bệnh hoành hành, quỷ thần bạo loạn, quân giặc dị quốc xâm lược”. “Nhật nguyệt thực” được nhắc đến ở đây có nghĩa là nhật thực toàn phần hoặc nguyệt thực toàn phần mà khoa học nhắc tới.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV


Thùy Dung (T.H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN