Cảnh báo sự sống Trái đất có thể bị xóa sổ bởi mảnh vỡ sao chổi

Các nhà khoa học cảnh báo, sự sống trên địa cầu có thể bị xóa sổ bởi các mảnh vỡ sao chổi hơn là tiểu hành tinh.
Canh bao su song Trai dat co the bi xoa so boi manh vo sao choi
 Những phát hiện gần đây về hàng trăm sao chổi khổng lồ rìa ngoài hệ Mặt Trời khiến các nhà thiên văn học phải đưa ra hồi chuông cảnh báo. Những vật thể này di chuyển theo quỹ đạo không ổn định và có thể tràn vào bên trong hệ Mặt Trời.

Canh bao su song Trai dat co the bi xoa so boi manh vo sao choi-Hinh-2
Điều này có thể tạo ra những mảnh vỡ sao chổi gây ra mối nguy "không thể tránh khỏi" đối với Trái Đất. 

Canh bao su song Trai dat co the bi xoa so boi manh vo sao choi-Hinh-3
 Theo nhóm khoa học đến từ Viện nghiên cứu thiên văn học Armagh ở Ireland và đại học Buckingham, việc phát hiện hàng trăm sao chổi ngoài hệ hành tinh của chúng ta trong hai thập kỷ gần đây làm tăng nguy cơ sự sống trên địa cầu có thể bị xóa sổ bởi các mảnh vỡ sao chổi hơn là tiểu hành tinh.

Canh bao su song Trai dat co the bi xoa so boi manh vo sao choi-Hinh-4
 Cụ thể, hàng trăm sao chổi khổng lồ có bề ngang từ 50-100km, thậm chí lớn hơn đang di chuyển trên quỹ đạo hình elip không ổn định xuyên qua quỹ đạo của những hành tinh lớn như sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương.

Canh bao su song Trai dat co the bi xoa so boi manh vo sao choi-Hinh-5
 Trường hấp dẫn của những hành tinh lớn có khả năng đẩy những thiên thể này, còn gọi là hành tinh vi hình (centaurs), khỏi quỹ đạo của nó về phía Trái Đất. 

Canh bao su song Trai dat co the bi xoa so boi manh vo sao choi-Hinh-6
 Hành tinh vi hình là lớp quỹ đạo không ổn định của các hành tinh nhỏ mang đặc điểm của cả tiểu hành tinh và sao chổi.

Canh bao su song Trai dat co the bi xoa so boi manh vo sao choi-Hinh-7
 Trong lúc tiến sát vùng không gian gần Trái Đất, có thể chúng sẽ vỡ thành bụi và những mảnh lớn tràn vào bên trong hệ Mặt Trời, gây ra những tác động không thể tránh khỏi đối với hành tinh của chúng ta

Canh bao su song Trai dat co the bi xoa so boi manh vo sao choi-Hinh-8
 Các nhà thiên văn học tính toán rằng, một kịch bản va chạm có thể xảy ra theo chu kỳ 40.000 - 100.000 năm.

Canh bao su song Trai dat co the bi xoa so boi manh vo sao choi-Hinh-9
 Được biết, một số đại thảm họa tuyệt chủng trong quá khứ, ví dụ như sự tuyệt chủng của loài khủng long 65 triệu năm trước, có thể liên quan đến giả thuyết Trái Đất va chạm với sao chổi khổng lồ này.

Canh bao su song Trai dat co the bi xoa so boi manh vo sao choi-Hinh-10
 Các phân tích khoa học cho thấy, sao chổi gần giống một tiểu hành tinh nhưng không hình thành từ đất đá mà chứa carbonic, mêtan và nước lẫn bụi và khoáng chất… bị đóng băng do nhiệt độ thấp.

Canh bao su song Trai dat co the bi xoa so boi manh vo sao choi-Hinh-11
 Khi bay gần Mặt trời, nhiệt độ tăng cao sẽ làm vật chất của sao chổi bốc hơi tạo nên các đuôi bụi và khí kéo dài theo quỹ đạo bay. Tên gọi sao chổi được người Trung Quốc cổ đại đặt ra do họ nhìn thấy một ngôi sao bay trên bầu trời với cái đuôi kéo dài như hình chiếc chổi. 

Canh bao su song Trai dat co the bi xoa so boi manh vo sao choi-Hinh-12
 Vụ nổ do va chạm với sao chổi có thể tạo nên đám mây bụi khổng lồ che kín bầu khí quyển, khiến nhiệt độ bề mặt giảm. Tác động tiêu cực của thảm họa sao chổi có thể nhìn thấy như cháy, nhiệt độ giảm trên toàn cầu, sóng thần và các thiên tai khác… và cả những độc chất từ sao chổi khi lan tỏa vào bầu khí quyền gây ô nhiễm.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV



Thùy Dung (T.H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN