Giải pháp để giảm ca tử vong vì COVID-19 ở Đông Nam Á?

Liên đoàn Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế cho rằng các quốc gia trong khu vực này cần thêm sự hỗ trợ trong việc đảm bảo có nguồn cung vắc xin ngừa COVID-19.
Đông Nam Á cần thêm hỗ trợ để đảm bảo nguồn cung vắc xin
Reuters đưa tin, ΩLiên đoàn Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế (IFRC) cho rằng các nước Đông Nam Á cần được hỗ trợ nhiều hơn để đảm bảo có nguồn cung vắc xin ngừa COVID-19 trong bối cảnh khu vực này đang phải chật vật để ngăn chặn số ca mắc và tử vong cao kỷ lục do biến thể Delta.
Đông Nam Á đã thoát khỏi tình trạng tồi tệ nhất khi đại dịch bùng phát vào năm ngoái, nhưng trong những tuần gần đây, khu vực này lại chứng kiến số ca tử vong cao nhất trên toàn cầu, khi số ca mắc tăng vọt khiến hệ thống y tế rơi vào tình trạng quá tải và việc triển khai tiêm chủng chập chạp.
Giai phap de giam ca tu vong vi COVID-19 o Dong Nam A?
 Đông Nam Á đang đối mặt với một trong những đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất, với số ca mắc và tử vong tăng nhanh. Ảnh: Reuters.
Ông Alexander Matheou, Giám đốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương của IFRC, cảnh báo: “Làn sóng COVID-19 này đang gây đau khổ cho nhiều gia đình ở Đông Nam Á và tình trạng này còn lâu mới kết thúc”.
IFRC nhấn mạnh rằng hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia, ghi nhận số ca mắc và tử vong vì COVID-19 cao kỷ lục.
Trong đó, Indonesia hiện có số ca tử vong hàng ngày cao nhất thế giới, trung bình 1.466 ca/ngày trong một tuần trở lại đây.
Malaysia hôm 18/8 báo cáo số ca mắc kỷ lục trong ngày là 22.242 trường hợp, trong khi Thái Lan ghi nhận 312 ca tử vong, con số kỷ lục trong ngày thứ hai liên tiếp.
Theo Reuters, tại Indonesia và Philippines, hai quốc gia đông dân ở Đông Nam Á và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, chỉ có 10 đến 12% dân số đã được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đầy đủ. Trong khi đó, các quốc gia như Canada, Tây Ban Nha và Anh đã tiêm phòng đầy đủ cho hơn 60% dân số, còn Mỹ là hơn 50%.
Chính vì vậy, ông Matheou cho rằng: “Trước mắt, chúng ta cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ các nước giàu để khẩn trương chia sẻ hàng triệu liều vắc xin dư thừa của họ tới các nước ở Đông Nam Á. Những tuần sắp tới là thời gian quan trọng cho việc mở rộng quy mô điều trị, xét nghiệm và tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ở mọi nơi trong tất cả các nước Đông Nam Á. Tỷ lệ tiêm vắc xin cần phải đạt từ 70 đến 80%".
WHO kêu gọi nước giàu tạm dừng tiêm liều vắc xin bổ sung
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 18/8 đã lên án những nước giàu vội vàng tiêm mũi tăng cường vắc xin ngừa COVID-19 (mũi thứ 3) trong bối cảnh hàng trăm triệu người trên thế giới vẫn đang chờ để được tiêm mũi vắc xin đầu tiên.
CNN dẫn thống kê của WHO cho hay, các nước thu nhập cao đã tiêm được gần 100 liều vắc xin COVID-19 cho mỗi 100 dân, trong khi các nước thu nhập thấp chỉ có thể tiêm trung bình 1,5 liều cho mỗi 100 dân vì thiếu nguồn cung. Ngày 2/8, Mỹ cho biết, 70% người trưởng thành ở nước này đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin COVID-19.
"Rõ ràng, điều quan trọng là phải có những mũi vắc xin đầu tiên và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trước khi liều tăng cường được cung cấp cho người đã tiêm hai mũi", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.
Giai phap de giam ca tu vong vi COVID-19 o Dong Nam A?-Hinh-2
Đông Nam Á tiếp tục tăng tốc chương trình tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Ảnh: Reuters. 
Hồi đầu tháng, WHO cũng đã kêu gọi tạm dừng tiêm vắc xin COVID-19 mũi thứ 3 để giúp giảm bớt sự bất bình đẳng trong việc phân bổ liều lượng giữa các quốc gia giàu và nghèo, hướng tới việc tạo ra miễn dịch cộng đồng diện rộng trên toàn thế giới trước.
Cụ thể, vào ngày 4/8, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các nước tạm ngừng triển khai việc tiêm liều tăng cường, ít nhất là đến cuối tháng 9/2021, nhằm đảm bảo rằng các quốc gia trên thế giới sẽ có ít nhất 10% dân số được tiêm chủng ngừa COVID-19.
"Chúng ta cần tập trung vào những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, những người có nguy cơ mắc bệnh và tử vong vì căn bệnh này, để họ có thể có được liều vắc xin đầu tiên và thứ hai", Giám đốc phụ trách vấn đề miễn dịch, vắc xin và sinh học của WHO, bà Katherine O'Brien, nhấn mạnh.
Bất chấp khẳng định của WHO rằng mũi tiêm vắc xin tăng cường ngừa COVID-19 hiện tại là không cần thiết, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn quyết định sẽ thực hiện điều này.
Theo đó, Bỉ sẽ tiến hành tiêm mũi tăng cường vắc xin phòng COVID-19 cho những người bị suy giảm hệ miễn dịch trong những tháng tới.
Ngày 18/8, Chính phủ Mỹ thông báo kế hoạch tiêm mũi vắc xin tăng cường đại trà cho toàn bộ người dân bắt đầu từ ngày 20/9, trong bối cảnh số ca mắc ở nước này gia tăng nhanh do biến thể Delta.
Israel cũng đã đẩy mạnh công tác tiêm chủng mũi vắc xin thứ 3 cho người dân nước này.
Giai phap de giam ca tu vong vi COVID-19 o Dong Nam A?-Hinh-3
 

Giai phap de giam ca tu vong vi COVID-19 o Dong Nam A?-Hinh-4
 

Mời độc giả xem thêm video: Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới (Nguồn video: THĐT)

An An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN