Quận 12 (TP HCM): Ngang nhiên ép cọc, xây kè lấn sông Sài Gòn?

Sông Sài Gòn, đoạn chảy qua 2 phường Thạnh Lộc và An Phú Đông (quận 12, TPHCM) đang bị thu hẹp đáng kể do một số hộ dân ngang nhiên đổ đất, ép cọc, xây kè lấn sâu ra lòng sông từ 30 đến 50m làm nhà, quán cà phê, trồng cây cảnh, làm bãi đỗ vật liệu…

Theo phản ánh của người dân, những ngày gần đây, chủ quán cà phê Giao Khẩu có  địa chỉ tại 197/42/58 Thạnh Lộc 15 (đường Bờ Hữu Sông Sài Gòn), phường Thạnh Lộc, quận 12, TP HCM ngang nhiên dùng sà lan chở theo hàng chục cọc sắt chữ U dài khoảng 30m, ngày đêm tổ chức thi công đóng cọc xuống lòng sông Sài Gòn. Việc làm này của chủ quán cà phê Giao Khẩu sẽ khiến dòng chảy sông Sài Gòn bị thu hẹp, gây hệ lụy khó lường nhưng chưa thấy cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý.

Nhận được phản ánh của người dân ngày 6/12, PV báo Tri thức và Cuộc sống đã có mặt tại quán cà phê Giao Khẩu và ghi nhận: Có khoảng 10 người và một sà lan đang thực hiện thi công đóng hơn 10 cọc sắt hình chữ U ngang 40cm, dài gần 30m xuống lòng sông Sài Gòn. Những âm thanh đóng cọc ầm ầm vang vọng, khiến nhiều người tỏ ra rất khó chịu.

Quan 12 (TP HCM): Ngang nhien ep coc, xay ke lan song Sai Gon?
 
Quan 12 (TP HCM): Ngang nhien ep coc, xay ke lan song Sai Gon?-Hinh-2
 
Quan 12 (TP HCM): Ngang nhien ep coc, xay ke lan song Sai Gon?-Hinh-3
 
Quan 12 (TP HCM): Ngang nhien ep coc, xay ke lan song Sai Gon?-Hinh-4
 
Quan 12 (TP HCM): Ngang nhien ep coc, xay ke lan song Sai Gon?-Hinh-5
 
Quan 12 (TP HCM): Ngang nhien ep coc, xay ke lan song Sai Gon?-Hinh-6
Chủ quán cà phê Giao Khẩu có  địa chỉ tại 197/42/58 Thạnh Lộc 15 (đường Bờ Hữu Sông Gài Gòn), phường Thạnh Lộc, quận 12, TP HCM ngang nhiên dùng sà lan chở theo hàng chục cọc sắt chữ U dài khoảng 30m, ngày đêm tổ chức thi công đóng cọc xuống lòng sông Sài Gòn.  

Theo quan sát, vị trí từ miệng cống ngăn nước sông Sài Gòn (cũng là vị trí hàng rào mặt tiền của quán cà phê Giao Khẩu chạy về phía lòng sông) đến khu vực đang thi công có chiều gần 30m. Bên trong đã được xây nhà kiên cố, bố trí trồng nhiều cây cảnh, kê bàn ghế cho khách uống cà phê, bên ngoài có cổng rào để bảng hiệu quán cà phê Giao Khẩu, thả cá phóng sanh An Nhiên, trang trí nhiều đèn lồng…

Không chỉ quán cà phê Giao Khẩu, dọc tuyến đường chạy dài qua 2 phường Thạnh Lộc và An Phú Đông còn có nhiều công trình đang kè, đổ đất lấn sông Sài Gòn, có chỗ đang thi công san lấp mặt bằng, có chỗ đã san lấp xong quây rào trồng cây kiểng, làm bãi đổ vật liệu… nhiều đoạn lòng sông đã bị người dân đổ đất lấn chiếm dài đến 50 m.

Ông L. H. một người dân sống tại phường An Phú Đông cho biết, tình trạng nhiều hộ dân đổ đất lấn chiếm sông đã xảy ra nhiều năm nhưng không thấy ai bị xử lý. “Có công trình xây lấn cố định, có công trình xây tạm, bãi tập kết nguyên vật liệu cát sỏi đá ven bờ cũng đang dần bóp nghẹt dòng sông”.

Quan 12 (TP HCM): Ngang nhien ep coc, xay ke lan song Sai Gon?-Hinh-7
 

Quan 12 (TP HCM): Ngang nhien ep coc, xay ke lan song Sai Gon?-Hinh-8
 
Quan 12 (TP HCM): Ngang nhien ep coc, xay ke lan song Sai Gon?-Hinh-9
 
Quan 12 (TP HCM): Ngang nhien ep coc, xay ke lan song Sai Gon?-Hinh-10
Không chỉ quán cà phê Giao Khẩu, dọc tuyến đường chạy dài qua 2 phường Thạnh Lộc và An Phú Đông còn có nhiều công trình đang kè, đổ đất lấn sông Sài Gòn, có chỗ đang thi công sang lấp mặt bằng, có chỗ đã san lấp xong quây rào trồng cây kiểng, làm bãi đổ vật liệu… nhiều đoạn lòng sông đã bị người dân đổ đất lấn chiếm dài đến 50 m. 

 

Chia sẻ về thực trang lấn chiếm lòng sông Sài Gòn,  ThS. LS Tạ Văn Nghiệp _ Trưởng VPLS An Nghiệp & Cộng sự  cho biết: Điều 25 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về các mức phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy, phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông như sau:

….

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kè bờ, gia cố bờ sông, nạo vét, khơi thông luồng để mở mới luồng, tuyến giao thông thủy nội địa, xây dựng công trình thủy, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ không đúng phương án thực hiện được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;

- Phạt tiền đối với hành vi san lấp sông, suối, kênh, rạch gây thu hẹp dòng chảy không được cơ quan có Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận như sau:

+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây thu hẹp dưới 5% mặt cắt ngang sông, suối, kênh, rạch;

+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây thu hẹp từ 5% đến dưới 20% mặt cắt ngang sông, suối, kênh, rạch;

+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây thu hẹp từ 20% đến dưới 30% mặt cắt ngang sông, suối, kênh, rạch;

+ Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi gây thu hẹp từ 30% đến dưới 50% mặt cắt ngang sông, suối, kênh, rạch;

+ Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi gây thu hẹp từ 50% mặt cắt ngang sông, suối, kênh, rạch trở lên.

- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Kè bờ, gia cố bờ sông, nạo vét, khơi thông luồng để mở mới luồng, tuyến giao thông thủy nội địa, xây dựng công trình thủy, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ không đúng phương án thực hiện được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận gây sạt, lở lòng, bờ, bãi sông hoặc gây ngập úng nặng vùng đất ven sông; Sử dụng phần diện tích lấn sông không đúng mục đích được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận…

Ngoài các mức phạt trên, sẽ buộc phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra; Buộc tháo dỡ công trình, dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy.

Mức xử phạt được quy định rõ ràng, nhưng không hiểu sao, cả 1 khúc sông đang bị bức tử mỗi ngày, còn một bộ phận người dân vẫn thản nhiên vi phạm.

Thiết nghĩ, Cơ quan chức năng cần mạnh tay xử lý dứt điểm tình trạng đóng cọc xây kè lấn chiếm lòng sông, ngăn chặn việc thu hẹp dòng chảy, gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước sông Sài Gòn, bởi sông Sài Gòn cũng là nơi cung cấp nguồn nước cho hàng chục triệu dân mỗi ngày.

Đặc biệt việc lấn chiếm lòng sông có thể thu hẹp dòng chảy dẫn đến thay đổi dòng chảy gây mất an toàn giao thông đường thủy nội địa. Ai cũng biết, với hệ thống hàng chục cảng hàng hóa ven bờ sông, kinh tế thành phố phụ thuộc nhiều vào hệ thống giao thông đường thủy. Vì vậy, việc xâm phạm mặt nước sông sẽ ảnh hưởng tới hàng trăm chuyến ghe tàu xuôi ngược mỗi ngày. Đấy là chưa kể, sẽ còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các tuyến vận tải đường thủy cố định như “xe buýt đường sông”.

Ngoài ra, việc xâm chiếm còn ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, cảnh quan dòng sông. Hiện các tuyến du lịch đường sông đang rất phát triển, đặc biệt là hình thức ngắm thành phố từ lòng sông Sài gòn. Vì thế, với một bức tranh bờ sông nham nhở sẽ ảnh hưởng lớn đến các tiềm năng phát triển du lịch của thành phố.

Diệp Bảo - Hữu Thông

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN