Chứng khoán ngày 21/12: Cổ phiếu nào nên chú ý?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 21/12.

Khuyến nghị mua VCG với giá mục tiêu 57.500 đồng/cp

CTCK Mirae Asset: Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG) Là tập đoàn đa ngành với 23 công ty con, 22 công ty liên kết tại nhiều lĩnh vực như đầu tư kinh doanh bất động sản, xây lắp công trình, tư vấn, thiết kế, sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu.

Đối với mảng bất động sản, VCG có quỹ đất gần 2.000 ha và mục tiêu gia tăng quỹ đất lên 5.000 ha vào năm 2025.

Một số dự án tiêu biểu của VCG có thể kể đến như một số gói thầu xây dựng mới: Quốc lộ 45 – Nghi Sơn, gói thầu XL-03 và XL-05, Cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu, thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía đông, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, nhà ga hàng khách T2 – Cảng hàng không quốc tế Phú Bài.

Đối với phân khúc bất động sản thương mại, VCG cũng có nhiều dự án nổi bật như Dự án Khu đô thị du lịch Cái Giá, Cát Bà - Cát Bà Amatina, Hải Phòng có quy mô 172 ha, tổng mức đầu tư 600 triệu USD. 2,200 tỷ trái phiếu mà VCG huy động trong năm 2021 chỉ để hỗ trợ riêng dự án này. Đây là một trong những dự án quan trọng của VCG trong những năm tới.

Ngoài ra, còn có thể một số dự án khác như Khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai với quy mô 11,727 m2, 30 tầng nổi và 3 tầng hầm; Tổ hợp văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp Green Diamond tại Láng Hạ (Hà Nội). Các dự án này đã bắt đầu đem doanh thu cho VCG từ năm 2021.

Mirae Asset dự báo năm 2021, VCG sẽ ghi nhận doanh thu thuần và lãi ròng đạt 5.620 tỷ và 338 tỷ đồng, tăng 1,2% và giảm 79% so với năm 2020. Còn năm 2022, dự phóng doanh thu và lãi ròng của VCG sẽ lần lượt đạt 10,121 tỷ và 723 tỷ đồng, tăng 80% và 114% so với dự phóng năm 2021.

Trong đó, mảng xây lắp đạt 5.990 tỷ đồng doanh thu, tăng 85,4% nhờ sự tăng tốc tại nhiều dự án đầu tư công; còn doanh thu mảng bất động sản có thể sẽ đạt 1.750 tỷ đồng nhờ đóng góp lớn từ dự án Green Diamond.

Với lợi thế quỹ đất, Mirae Asset khuyến nghị mua VCG với giá mục tiêu 57.500 đồng/cp.

Chung khoan ngay 21/12: Co phieu nao nen chu y?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 21/12?

Khuyến nghị mua ACB với giá mục tiêu 39.850 đồng/cp

CTCK Yuanta Việt Nam: Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) là một trong số ngân hàng có nền tảng cơ bản vững chắc nhất tại Việt Nam, với hệ số vốn và chất lượng tài sản vững chắc.

Do đó, ngân hàng thường xuyên đạt được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng theo mô hình CAMEL của Yuanta. Đồng thời, ACB là ngân hàng chủ yếu tập trung vào mảng bán lẻ, với 62% tổng cho vay là dành cho khách hang cá nhân và 31% cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Năm 2022, Yuanta dự báo tăng trưởng cho vay của ACB đạt 15% so với cùng kỳ, mặc dù dự báo năm 2021 giảm còn 13%. Dự báo thu nhập lãi ròng năm 2022 của ACB đạt 21.200 tỷ đồng, tăng trưởng 13% cùng kỳ. Tỷ lệ LDR của ACB ở mức tương đối thấp, đạt 80% (so với mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước là 85%), giúp ngân hàng linh hoạt hơn trong việc tăng thu nhập từ cho vay.

Yuanta dự báo biên lãi ròng (NIM) của ACB đạt 4% trong năm 2022; dự báo thu nhập phí đạt 3.400 tỷ đồng, tăng 27% cùng kỳ. Trong đó, doanh thu bancassurance và khoản phí trả trước từ thương vụ bancasurrance độc quyền sẽ tiếp tục là động lực chính giúp thúc đẩy thu nhập phí năm 2022 và những năm sau đó.

Dự báo chi phí hoạt động ở mức 9.500 tỷ đồng, tăng 15% cùng kỳ vào năm 2022. Yuanta dự báo trích lập dự phòng đạt 2.600 tỷ đồng, giảm 21% cùng kỳ trong bối cảnh chịu ảnh hưởng từ làn sóng Covid-19 thứ tư. Dự báo lợi nhuận năm 2022 đạt 11.700 tỷ đồng, tăng trưởng 25%.

Nhìn chung, tỷ lệ LLR cao giúp ACB linh hoạt hơn so với các ngân hàng khác trong việc giảm trích lập dự phòng và thúc đẩy tăng lợi nhuận trong tương lai. Trên thị trường, cổ phiếu ACB đang giao dịch tương ứng P/B dự phóng năm 2022 là 1,6 lần, ngang ngửa trung vị ngành.

Hiện Yuanta khuyến nghị mua dành cho ACB với giá mục tiêu 39.850 đồng/cổ phiếu, tương ứng P/B 2022 là 1,9 lần, cao hơn 20% so với thị giá ngày 17/12.

Khuyến nghị mua CTI giá mục tiêu 39.100 đồng/cp

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu CTI của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Cường Thuận Idico với giá mục tiêu 39.100 đồng/cổ phiếu, tương ứng triển vọng tăng 60% so với giá đóng cửa phiên 17/12.

KBSV kỳ vọng lợi nhuận ròng năm 2022 sẽ được cải thiện rõ nét nhờ 2 BOT mới là BOT 319 và BOT đường chuyên dùng vận chuyển vật liệu xây dựng vừa đi vào hoạt động cuối năm 2021.

KBSV ước tính, BOT 319 và BOT đường chuyên dùng này sẽ đóng góp lần lượt 17 tỷ đồng và 77 tỷ đồng lợi nhuận gộp cho CTI trong năm 2022, qua đó đưa mức lợi nhuận ròng lên 386 tỷ đồng, tăng trưởng 41,5% cùng kỳ.

Ngoài ra, CTI cũng sẽ có dòng tiền tích cực nhờ 500 tỷ đồng hoàn vốn cho dự án BOT 91 T2 đã dừng hoạt động (khoản thu này sẽ không tác động tới lợi nhuận của CTI).

CTI có động lực phát triển tích cực dài hạn với quỹ đất khu đô thị và khu công nghiệp rộng hơn 700ha tại Đồng Nai. Trong đó, 49ha ở cụm công nghiệp Tân An, 299ha ở khu công nghiệp Phước Bình 2 và 35ha khu công nghiệp Phước Bình 3.

Doanh nghiệp cũng là chủ đầu tư dự án khu đô thị CTI Residence, quy mô 10,4ha tại đường Võ Nguyên Giáp, Phước Tân, Biên Hòa. Về kế hoạch kinh doanh tại 2 mảng này, cụm công nghiệp Tân An và CTI Residence đã có quy hoạch 1/500 và đang giải phóng mặt bằng, dự kiến sẽ mở bán vào năm 2023. Trong khi đó, khu công nghiệp Phước Bình 2 và 3 hiện đang trình Chính phủ phê duyệt.

CTI được đánh giá là doanh nghiệp hưởng lợi từ đầu tư công tại Long Thành. Theo đó, KBSV cho rằng khả năng tăng trưởng các mảng kinh doanh cốt lõi của CTI sắp tới do mảng đá mới đạt 25% công suất thiết kế, còn nhiều dư địa để phục vụ cho đầu tư công tại Đồng Nai.

Mảng xây dựng có nhiều khả năng trúng thầu hơn nhờ nhu cầu giải ngân 110.000 tỷ đồng vốn cho sân bây Long Thành và hạ tầng khu vực; quỹ đất khu đô thị và khu công nghiệp của CTI tiếp giáp nhiều dự án trọng điểm như Metro Bến Thành – Suối Tiên hay sân bay Long Thành, sẽ tăng giá theo tiến độ thi công từng hạng mục.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN