Chứng khoán ngày 16/8: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 16/8.

Khuyến nghị mua GMD với giá mục tiêu 63.300 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Duy trì khuyến nghị MUA cho CTCP Gemandept (GMD) và điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm 1,0% lên 63.300 đồng/CP.

Giá mục tiêu cao hơn do (1) dự báo tích cực hơn cho mảng logistics và (2) định giá P/B mục tiêu cao hơn cho mảng cao su tự nhiên là 1,2 lần so với mức 1,0 lần trước đây, bị ảnh hưởng một phần bởi (3) giả định lãi suất phi rủi ro cao hơn 0,5 điểm % và (4) dự báo Gemalink Giai đoạn 2 sẽ bắt đầu đóng góp lợi nhuận từ năm 2024 so với dự báo trước đây là năm 2023.

VCSC tiếp tục đưa vào dự báo và định giá tác động pha loãng từ đợt phát hành quyền sắp tới khoảng 100,5 triệu cổ phiếu với giá phát hành là 20.000 đồng/CP, đã được thông qua tại ĐHCĐ của GMD vào tháng 4/2022.

Trong năm 2022, VCSC dự báo doanh thu đạt 3,6 nghìn tỷ đồng (+13% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 897 tỷ đồng (+47% YoY). Dự báo tăng trưởng lợi nhuận tích cực trong năm 2022 chủ yếu nhờ đóng góp lợi nhuận cả năm từ Gemalink.

Điều chỉnh tăng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 thêm 14% trong khi duy trì dự báo LNST sau lợi ích CĐTS cho giai đoạn 2023-2024. Dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 cao hơn chủ yếu phản ánh dự báo lợi nhuận cao hơn từ mảng logistics và các khoản lỗ ròng thấp hơn.

Trong khi đó, dự báo tích cực hơn cho mảng logisitics trong giai đoạn 2023-2024 bị bù đắp bởi dự báo đóng góp lợi nhuận thấp hơn của dự án Gemalink Giai đoạn 2 khi tiến độ phát triển chậm hơn nhẹ so với dự kiến.

Kỳ vọng GMD sẽ là công ty hưởng lợi chính từ hoạt động sản xuất đang gia tăng tại Việt Nam. Mặc dù cổ phiếu GMD đang giao dịch với định giá cao hơn so với trung vị của các công ty cùng ngành, nhưng công ty có kế hoạch mở rộng công suất và tăng trưởng lợi nhuận vượt trội trong 3 năm tới nhờ Gemalink

Rủi ro: Tăng trưởng sản lượng và/hoặc cước phí thấp hơn; mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam phát triển chậm hơn.

Chung khoan ngay 16/8: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 16/8?

Khuyến nghị mua HPG với giá mục tiêu 39.200 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Giảm giá mục tiêu cho CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) thêm 17% còn 39.200 đồng/CP vì giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2026 thêm 10% do áp lực từ giá than cao hơn đối với biên lợi nhuận, số dư tiền mặt giảm vào cuối quý 2/2022 và WACC cao hơn do giả định lãi suất phi rủi ro tăng 50 điểm cơ bản.

Tuy nhiên, VCSC duy trì khuyến nghị MUA cho HPG. HPG vẫn là lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam nhờ vị thế dẫn đầu thị trường, quy mô vững chắc, hiệu quả hoạt động đã được chứng minh, cũng như liên tục mở rộng công suất và đa dạng hóa sản phẩm thông qua việc xây dựng Khu phức hợp gang thép Dung Quất 1 (DQSC 1) và đầu tư vào DQSC 2. Dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) giai đoạn 2022-2026 đạt 15%.

HPG báo cáo LNST sau lợi ích CĐTS quý 2/2022 đạt 4,0 nghìn tỷ đồng (-59% YoY và -51% QoQ). Dù sản lượng bán tăng, lợi nhuận quý 2/2022 bị ảnh hưởng bởi chênh lệch giá đầu vào - đầu ra hẹp hơn do 1) giá bán trung bình (ASP) của các sản phẩm thép giảm trong suốt quý 2/2022 và 2) giá than đầu vào vẫn ở mức cao.

Giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 thêm 25% còn 22,5 nghìn tỷ đồng (- 35% YoY) khi duy trì dự báo sản lượng bán thép năm 2022 nhưng kỳ vọng rằng giá than đầu vào cao hơn sẽ khiến biên lợi nhuận giảm mạnh hơn vào năm 2022.

VCSC cho rằng HPG hiện có định giá hấp dẫn với P/E năm 2022/2023 là 6,3/5,1 lần (dựa trên dự báo) so với 1) trung vị P/E trượt trung bình 1 năm của các công ty cùng ngành trong khu vực là 6,1 lần và 2) P/E trượt trung bình 5 năm của HPG là 8,0 lần so với triển vọng tăng trưởng của công ty và khả năng sinh lời vượt trội so với các đối thủ trong khu vực. Giá cổ phiếu của HPG đã điều chỉnh 10% trong 3 tháng qua.

Rủi ro đối với quan điểm tích cực: Biên lợi nhuận giảm mạnh hơn dự kiến do giá thép giảm.

Khuyến nghị phù hợp PTB với giá mục tiêu 69.700 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Nâng khuyến nghị từ PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG lên KHẢ QUAN mặc dù giảm 5% giá mục tiêu, vì giá cổ phiếu của CTCP Phú Tài (PTB) đã điều chỉnh 23% trong 2 tháng qua.

VCSC giảm giá mục tiêu chủ yếu do giảm P/E mục tiêu đối với HĐKD cốt lõi của PTB từ 9,2 lần xuống còn 8,8 lần để phản ánh mức tăng lãi suất phi rủi ro của chúng tôi từ 5,5% lên 6,0% trong định giá.

Duy trì dự báo LNST gần như không đổi khi dự báo mảng xuất khẩu gỗ thấp hơn được bù đắp bởi dự báo tích cực hơn cho doanh số bán đá và tổng chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp (G&A).

VCSC dự báo tăng trưởng doanh thu mảng gỗ năm 2022 đạt 13%, tiếp tục tăng trưởng cao hơn tăng trưởng chung của ngành xuất khẩu gỗ nội thất của Việt Nam, vốn đã giảm nhẹ YoY trong 6 tháng đầu năm 2022. Ngoài ra, dự báo tăng trưởng doanh số mảng đá năm 2022 đạt 15%. Đây là tỷ lệ tăng trưởng từ mức cơ sở thấp do mảng sản xuất của Việt Nam bị gián đoạn do dịch COVID-19 trong 6 tháng cuối năm 2021.

Dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) EPS cốt lõi là 17% (không bao gồm mảng BĐS) trong giai đoạn 2021-2024 nhờ HĐKD mảng gỗ và đá phục hồi cũng như đóng góp cao hơn từ mảng thạch anh.

PTB có định giá rẻ với P/E cốt lõi năm 2023 là 7,8 lần (dựa theo dự báo) so với trung vị trung bình 3 năm của các công ty cùng ngành là 11,5 lần, nhưng VCSC cho rằng PTB cần được định giá thấp hơn các công ty trên do cơ cấu đa ngành.

Rủi ro: Hoạt động xây dựng trong nước hoặc nước ngoài và nhu cầu từ thị trường nhà ở thấp do các diễn biến vĩ mô bất lợi; các mảng kinh doanh mới chậm (BĐS và thạch anh); những thay đổi trong chính sách thương mại toàn cầu có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN