Ngành Vận tải biển đón đầu cơn sóng hồi: Cổ phiếu nào hưởng lợi?

Theo Chứng khoán Yuanta, ngành vận tải biển đón đầu loạt con sóng hồi từ dự thảo tăng giá sàn ở cảng, giá cước vận tải hồi phục, lượng hàng hóa thông qua cảng biển, xuất nhập khẩu và dòng vốn FDI tích cực.
Con sóng tích cực từ dự thảo tăng giá sàn ở cảng
Cụ thể, dự thảo đề xuất tăng giá dịch vụ xếp dỡ container từ 1/1/2024, thay thế Thông tư 54/2018/TT-BGTVT về biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, sử dụng cầu bến phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt.
Thông tư này sẽ tăng doanh thu cho các cảng được áp dụng (phí nâng hạ container thường chiếm 60%- 70% doanh thu cảng biển). Đồng thời tác động tích cực đến những cảng nước sâu, đón được tàu trên 160.000 DWT. Khuyến khích doanh nghiệp cảng sử dụng nhiên liệu sạch theo chủ trương của Chính phủ. Ngoà ra, các doanh nghiệp cảng có thể linh hoạt trong việc đàm phán giá với khách hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại thì mức độ tác động tích cực có thể không nhiều.
Con sóng giá cước vận tải hồi phục
Chỉ số vận tải đường biển Baltic Dry, đo lường chi phí vận chuyển hàng khô trên toàn thế giới có xu hướng hồi phục trở lại kể từ đầu tháng 09/2023 và đang ở mức cao nhất từ đầu năm đến nay mặc dù vẫn thấp hơn 3 lần so với mức đỉnh điểm hồi đầu tháng 10/2021.
Giá cước vận tải container đường biển cũng đã giảm về mức trước dịch. Chỉ số container toàn cầu – đại diện cho giá cước vận tải container đã lao dốc hơn 80% so với mức đỉnh hồi tháng 09/2021, quay lại mức giá gần với trước đại dịch.
Con sóng giá cước vận tải hồi phục
Yuanta kỳ vọng giá cước vận tải, giá cước thuê tàu sẽ phục hồi từ cuối 2023 và 2024 nhờ vào:
(1) giá cước đã về mức nền thấp so với giai đoạn trước đó và về ngang bằng với giai đoạn trước dịch Covid nên sẽ khó giảm thêm.
(2) nhu cầu vận chuyển hàng hóa bắt đầu sôi động trở lại khi kinh tế toàn cầu phục hồi và lạm phát hạ nhiệt.
(3) Nguồn cung tàu không tăng thêm.
Chỉ số cước thuê tàu container Harpex Index từ T7/2022 cũng đã bắt đầu giảm mạnh và có dấu hiện chững lại tạo đáy và hồi phục.
Con sóng lượng hàng hóa thông qua cảng biển
Tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam bắt đầu giảm tốc kể từ Q2 và Q3/22. Trong 8 tháng đầu năm 2023, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam đạt 495,8 triệu tấn, tương đương so với cùng kỳ năm 2022. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển có dấu hiệu tạo đáy trong quý 1/2023 và bắt đầu quay trở lại đà hồi phục.
Con sóng xuất nhập khẩu và dòng vốn FDI tích cực
Tổng kim ngạch XNK 9T2023 đạt 497,66 tỷ USD, giảm 11% so cùng kỳ. Tuy nhiên, giá trị XNK đã có dấu hiệu tạo đáy từ đầu năm và hồi phục dần những tháng gần đây.
Trong 9T2023, Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 20,2 tỷ USD, (+ 8% so cùng kỳ), FDI thực hiện đạt khoảng 15,9 tỉ USD, (+2,2% so cùng kỳ). Dòng vốn FDI đang hồi phục tích cực từ Q1/2023, kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới.
Nganh Van tai bien don dau con song hoi: Co phieu nao huong loi?
 
Kết quả kinh doanh kỳ vọng hồi phục từ Q3/2023
Doanh thu các doanh nghiệp kho bãi, hậu cần và bảo dưỡng tăng 6% so cùng kỳ trong Q2/2023 do nhu cầu hồi phục. Lợi nhuận sau thuế cũng có sự hồi phục tăng 23%.
Biên lợi nhuận gộp Q2/2023 tăng lên 29,7% so cùng kỳ, đồng thời, biên lãi  ròng cũng tăng lên 22,4% nhờ biên lợi nhuận gộp tăng và các chi phí giảm. 
Trong khi đó, ngành kho bãi, hậu cần và bảo dưỡng hiện đang có P/E 15.9x lần gần với mức P/E của thị trường chung, tuy nhiên lại thấp hơn nhiều so với trung bình 3 năm và P/E giai đoạn 2021-2022 của ngành. Theo đó, khi kết quả kinh doanh hồi phục, nhóm ngành này sẽ có cơ hội tăng giá trở lại.
Tương tự với P/B hiện tại 2.6x lần, khá thấp so với trung bình 3 năm, tuy nhiên vẫn đang cao hơn so với thị trường chung.
Cổ phiếu nào hưởng lợi?
HAH: Đón đầu giá cước vận tải tăng
Kết thúc quý 2/2023, CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HoSE: HAH) ghi nhận doanh thu đạt 611 tỷ đồng (-34% so cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế đạt 79 tỷ đông (-75% so cùng kỳ). Nguyên nhân do sản lượng, doanh thu khai thác cảng giảm trong thời gian nâng cấp, sửa chữa mặt bãi. Ngoài ra, sản lượng hàng vận chuyển và giá cước tàu biển giảm, giá cho thuê tàu cũng giảm mạnh.
Biên lãi gộp trong quý 2/2023 co hẹp còn 24,1% (cùng kì 47%) do chi phí nguyên vật liệu ở mức cao kéo giá vốn tăng 22% so cùng kỳ. Bên cạnh đó chi phí lãi vay tăng 35% so cùng kỳ do các khoản vay mới cho việc mua tàu.
HAH duy trì cơ cấu nguồn vốn lành mạnh, tổng nợ vay cuối Q2/2023 đạt 1.171 tỷ đồng, (+0% so cùng kỳ, -8% so quý trước). Tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ ở mức thấp 0,4x lần.
HAH sở hữu đội tài container lớn nhất Việt Nam và tiếp tục mở rộng quy mô, dự kiến nhận thêm 4 tàu container mới cỡ 1.800 TEU trong năm 2023-2024, nâng tổng sức chở đội tàu lên 23,000 TEU vào cuối năm 2024 giúp gia tăng thị phần, mở rộng tập khách hàng khi thị trường sôi động trở lại.
Yuanta kỳ vọng hoạt động kinh doanh vận tải biển sẽ hồi phục trong 2H2023 nhờ (1) giá cước vận tải và giá cho thuê tàu container tăng khi giá đã quay về mức nền thấp ngang với giá trước dịch covid và (2) xuất nhập khẩu hồi phục.
HAH đang giao dịch tại mức P/E 6.4x lần và P/B 1.5x lần, khá thấp so với trung bình 3 năm.
GMD: Cảng Gemalink và Nam Đình Vũ giai đoạn 2 là con át chủ bài trung hạn
Kết thúc quý 2/2023, CTCP Gamadept (HoSE: GMD) ghi nhận doanh thu đạt 912 tỷ đồng (-7% so cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế đạt 1.711 tỷ đông (+413% so cùng kỳ). Lợi nhuận tăng đột biến trong quý 2 chủ yếu đến từ khoản thoái vốn cảng Nam Hải Đình Vũ cho VSC ghi nhận 1.844 tỷ đồng.
Biên LNG trong quý 2/2023 tăng lên 47,2% (cùng kì 45%) do tốc độ giảm của giá vốn hàng bán nhanh hơn doanh thu. Trong kỳ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt 22% và 34%, trong khi chi phí tài chính giảm 7%.
GMD duy trì cơ cấu nguồn vốn lành mạnh khi nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ ở mức thấp 0,2x lần, đồng thời GMD nắm giữ lượng tiền và tiền gửi lên đến 2.325 tỷ đồng tương ứng với 17% tổng tài sản của doanh nghiệp.
Cảng Gemalink và Nam Đình Vũ giai đoạn 2 là con át chủ bài trung hạn. Nam Đình Vũ 2 đã được đưa vào hoạt động từ tháng 5/2023 kì vọng sẽ nhanh chóng được lấp đầy nhờ sản lượng hàng từ cảng Nam Hải Đình Vũ chuyển sang.
Tiềm năng tăng trưởng trong trung dài hạn từ dự án Gemalink giai đoạn 1 đã hoàn thành và giai đoạn 2 dự kiến sẽ đưa vào khai thác từ 2025.
Dự thảo đề xuất tăng giá dịch vụ xếp dỡ container từ 1/1/2024. sẽ tác động trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của GMD khi (1) tất cả các cảng của GMD đều thuộc đối tượng áp dụng mức tăng giá sàn và (2) Cảng nước sâu Gemalink thuộc cụm cảng Cái Mép - Thị Vải sẽ được áp dụng mức tăng đến 20%.
GMD đang giao dịch tại mức P/E 7.9x lần khá thấp so với trung bình 3 năm.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN