Sài Gòn - Đại Ninh nói báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng không đúng với thực tế

Công ty Sài Gòn - Đại Ninh cho rằng văn bản số 813 của Đội 121/TTg thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng là không thực tế, làm ảnh hưởng đến tinh thần lực lượng bảo vệ rừng, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp này.

Sài Gòn - Đại Ninh không thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra… dẫn đến tình trạng phá rừng?

Đội 12/TTg của Hạt Kiểm Lâm huyện Đức Trọng (Đội 12) vừa có báo cáo số 813 về kết quả trong công tác phối hợp tuần tra, kiểm tra, truy quét ngăn chặn tình hình phá rừng, khai thác rừng, chiếm, tái lấn chiếm đất rừng trái phép trên lâm phần do Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn - Đại Ninh (Công ty Sài Gòn – Đại Ninh) được giao quản lý.

Theo báo cáo số 813 về kiểm tra lâm phần tại 4 xã Tà Hine, Ninh Gia, Ninh Loan, Phú Hội thuộc lâm phần do Công ty Sài Gòn – Địa Ninh quản lý, Đội 12 xác định:

Tại xã Tà Hine xảy ra 21 vị trí tái lấn chiếm đất rừng với tổng diện tích 28.571m2. Đội 12 phối hợp Công ty Sài Gòn - Đại Ninh, UBND xã Tà Hine giải tỏa 6 vị trí với tổng diện tích 7.071m2; còn lại 15 vị trí với tổng diện tích 21.500m2 do Công ty Sài Gòn - Đại Ninh không có đủ lực lượng, công cụ giải tỏa nên tổ công tác không tiến hành giải tỏa.

Khu vực Khoảnh 9 Tiểu khu 364 xảy ra tình trạng ken cây (dùng vật sắc nhọn chém vào thân cây và nghi đổ hóa chất) làm số cây bị chết có tổng trữ lượng hơn 7m3 gỗ.

Tại xã Phú Hội, diện tích đất rừng bị tái lấn chiếm hơn 36.000 m2. Trong đó, Tiểu khu 363A bị lấn chiếm 11.234 m2 đất rừng, Tiểu khu 350 bị lấn chiếm 18.800 m2 đất rừng, Tiểu khu 641 bị lấn chiếm 6.000 m2 đất rừng.

Ngoài ra, tại tiểu khu 363B xã này cũng xảy ra một vụ phá rừng trái nghiêm trọng với diện tích 6.400 m2 thuộc

Tại xã Ninh Loan xảy ra vụ lấn chiếm 639 m2 đất rừng còn xã Ninh Gia không phát hiện xảy ra vụ việc nào.

Đội 12 cho rằng Công ty Sài Gòn - Đại Ninh đã thành lập lực lượng quản lý bảo vệ rừng chuyên trách với số lượng 10 người. Tuy nhiên qua kiểm tra, lực lượng quản lý bảo vệ rừng này không đủ số lượng, không thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra…

Điều này dẫn đến tình trạng phá rừng, tái lấn chiếm đất rừng trên diện tích được giao nhưng chưa kịp thời kiểm tra, ngăn chặn.

Từ đó, Đội 12 đề nghị UBND huyện Đức Trọng chỉ đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng trên lâm phần được giao quản lý, không để tình trạng phá rừng, khai thác, lấn chiếm, tái lấn chiếm, san ủi đất rừng xảy ra mà không kịp thời kiểm tra ngăn chặn…

Sai Gon - Dai Ninh noi bao cao cua Hat Kiem lam huyen Duc Trong khong dung voi thuc te
Phối cảnh dự án Sài Gòn - Đại Ninh.

Sài Gòn - Ninh nói Hạt Kiểm lâm không xử lý đối tượng vi phạm?

Trong văn bản số 1210 gửi lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, Công ty Sài Gòn - Đại Ninh cho rằng văn bản số 813 của Đội 12 là “không thực tế”.

Theo giải trình của Công ty Sài Gòn - Đại Ninh, năm 2020, công ty này cùng cơ quan chức năng xây dựng 3 kế hoạch truy quét, giải tỏa được 30 ha rừng bị lấn chiếm và tái lấn chiếm. Năm 2021 giải tỏa được 25 ha. Toàn bộ hồ sơ giải tỏa, phần mềm bản đồ giải tỏa đã chuyển cho Hạt Kiểm lâm lưu trữ.

Tại xã Tà Hine, các vị trí tái lấn chiếm đất rừng (theo văn bản số 813 - PV) không đúng với thực tế, có một số vị trí thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh quản lý. Trong lúc đi kiểm tra, lực lượng của doanh nghiệp này có từ 10-13 người, đoàn của Hạt Kiểm lâm có từ 2-4 người.

Khi đi kiểm tra tại 3 xã, chỉ tại xã Ninh Loan thì Hạt Kiểm lâm có cử cán bộ tham gia, tại xã Tà Hine và Phú Hội thì không có cán bộ tham gia nên việc giải tỏa không thực hiện được. Do vậy, Công ty Sài Gòn - Đại Ninh đặt câu hỏi tại sao Hạt Kiểm lâm cho rằng công ty này không đủ lực lượng.

Doanh nghiệp này cho rằng, sau khi kết thúc Kế hoạch 726, đoàn kiểm tra không tổng hợp số liệu và không lập biên bản thống nhất mà đã tự ý báo cáo UBND huyện Đức Trọng. Đây là việc việc làm hết sức tắc trách của đoàn gán ép cho Công ty Sài Gòn - Đại Ninh.

Tại Tiểu khu 364 xã Tà Hine (tái lấn chiếm đất rừng hơn 28.500 m2), Công ty Sài Gòn - Đại Ninh giải thích, diện tích bị tái lấn chiếm qua nhiều năm điều tra không có đối tượng vi phạm, công ty nhiều lần giải tỏa, có đầy đủ hồ sơ mà HKL và UBND xã Tà Hine đã ký. Do vậy doanh nghiệp này không lập biên bản và tiếp tục giải tỏa những vị trí lấn chiếm.

Các vị trí phá rừng, tái lấn chiếm đã được lực lượng quản lý bảo vệ rừng phát hiện, lập biên bản và báo cáo đầy đủ vị trí, tọa độ, bàn đồ, phầm mềm gửi Hạt Kiểm lâm . Những số liệu này cũng đã được cũng được Hạt Kiểm lâm lấy từ báo cáo của lực lượng quản lý bảo về rừng đưa vào văn bản số 813 như trên.

Do đó, về vấn điều Đội 12 nêu lực lượng quản lý bảo vệ rừng của doanh nghiệp không thường xuyên đi tuần tra, kiểm tra dẫn đến việc đất rừng bị lấn chiếm là thiếu cơ sở.

Bên cạnh đó, Công ty Sài Gòn - Đại Ninh cũng “không hiểu” một số vị trí mà Hạt Kiểm Lâm “lấy từ đâu” đưa vào báo cáo vị trí lấn chiếm chưa giải tỏa nhưng lại không nằm trong lâm phần do công ty này quản lý.

Công ty Sài Gòn - Đại Ninh khẳng định đã tăng cường phối hợp tuần tra, phát hiện, lập biên bản báo cáo lên các xã liên quan và Hạt Kiểm lâm nhưng các đơn vị này không có biện pháp xử lý các đối tượng vi phạm.

Doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm kiểm tra - lập báo cáo lên cơ quan chức năng, không có trách nhiệm xử lý. Vì vậy dẫn đến công tác quản lý bảo vệ rừnggặp nhiều khó khăn, các đối tượng coi thường không chấp hành Luật Lâm nghiệp. 

Công ty Sài Gòn - Đại Ninh cho rằng văn bản số 813 của Đội 12 là không thực tế, làm ảnh hưởng đến tinh thần lực lượng bảo vệ rừng, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp này. 

Trong một diễn biến có liên quan, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu UBND huyện Đức Trọng chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện làm việc với Công ty Sài Gòn - Đại Ninh để thống nhất nội dung, số liệu báo cáo liên quan đến công tác bảo vệ rừng tại dự án. Báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/11.

Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (Sài Gòn - Đại Ninh có tổng diện tích gần 3.600ha do Công ty Sài Gòn - Đại Ninh làm chủ đầu tư. Dự án nằm trên địa bàn 4 xã: Phú Hội, Ninh Gia, Tà Hine và Ninh Loan của huyện Đức Trọng có tổng vốn đầu tư khoảng 25.000 tỷ đồng.

Gia Lai

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN