Tìm hiểu nghệ thuật trốn kẻ thù bậc thầy của loài bướm

Bướm là loài có màu sắc sặc sỡ và dễ gặp ở nhiều nơi. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng có rất nhiều kẻ thù. Vì thế để tồn tại, bướm, kén hay sâu bướm có rất nhiều cách để bảo vệ tính mạng. 
 
Tim hieu nghe thuat tron ke thu bac thay cua loai buom
 PGS.TS Vũ Văn Liên, Phó Tổng giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cho biết: các loài bướm có rất nhiều kẻ thù, vì nhiều loài động vật bắt chúng làm thức ăn như: chim, bò sát, ếch nhái, nhện, chuồn chuồn, bọ ngựa.

Tim hieu nghe thuat tron ke thu bac thay cua loai buom-Hinh-2
Sự vùng vẫy tột độ của bướm khi bị mắc vào mạng nhện có thể cứu thoát được chúng, tuy nhiên, chỉ những cá thể cường tráng mới thoát thân được khỏi mạng nhện mỏng manh. Chuồn chuồn là thợ bắt mồi rất nhanh, và bướm khó thoát đựơc khỏi bàn tay tử thần của chuồn chuồn. Chim, bò sát, ếch nhái cũng thường ăn sâu bướm.

Tim hieu nghe thuat tron ke thu bac thay cua loai buom-Hinh-3
 Do vậy, theo bản năng, để tồn tại, các loài bướm có nhiều cách để trốn kẻ thù. Nhiều loài sâu bướm có hình thú đáng sợ (giống với đầu rắn) để dọa kẻ thù.

Tim hieu nghe thuat tron ke thu bac thay cua loai buom-Hinh-4
 Có loài lại có hình thái giống như phân chim để che mắt kẻ thù bắt mồi.

Tim hieu nghe thuat tron ke thu bac thay cua loai buom-Hinh-5
Sâu bướm còn giả làm cành cây để qua sự soi mói của kẻ thù.

Tim hieu nghe thuat tron ke thu bac thay cua loai buom-Hinh-6
Các nhà khoa học còn phát hiện, các loài bướm sống ở khoảng trống thường có màu sắc sặc sỡ, cảnh báo kẻ thù rằng: ta có độc. Thực tế, chỉ có một số loài có màu sắc sặc sỡ là có độc, số còn lại là hoàn toàn vô hại, nhưng chúng bắt chước hình thái và màu sắc các loài có độc để dọa lại kẻ thù.

Tim hieu nghe thuat tron ke thu bac thay cua loai buom-Hinh-7
 Một số loài không có độc, cũng không bắt chước các loài có độc, vì thế chúng buộc phải thay đổi hình dạng giống như cành hoặc lá cây (bướm lá khô).

Tim hieu nghe thuat tron ke thu bac thay cua loai buom-Hinh-8
 Với việc trông như chiếc lá đậu trên thân cây hay dưới tán cây, kẻ thù rất khó phát hiện ra bướm.

Tim hieu nghe thuat tron ke thu bac thay cua loai buom-Hinh-9
Một số loài bướm lại phát triển đầu giả, đầu giả chính là đuôi, khi đầu giả hướng lên phía trên giống đầu thật. Cách này giúp đánh lừa kẻ thù, hướng kẻ thù đến chiếc đầu giả thay vì đầu thật.

Tim hieu nghe thuat tron ke thu bac thay cua loai buom-Hinh-10
Phát triển đầu giả tuy có làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của bướm, song làm kiểu này mà giữ được đầu thật đó vẫn là cách tốt. 

Mời độc giả xem video:Dịch COVID-19 bùng phát, nhiều người vẫn tìm đến các quán karaoke. Nguồn: VTV24.

Thu Hà (TH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN