"Thần chú" may mắn tỳ linh bất ngờ xuất hiện ở Nhật Bản

Một con tỳ linh trắng muốt siêu hiếm bỗng xuất hiện tại Nhật Bản khiến dư luận cho rằng đây chính là thần thú mang đến may mắn trong truyền thuyết.
Một tỳ linh Nhật Bản trắng tinh khiết bỗng dưng xuất hiện ở gần câu lạc bộ chơi golf ở thành phố Shiojiri, tỉnh Nagano, Nhật Bản, khiến dư luận xôn xao. Các golf thủ đã nhanh tay chụp lại được khoảnh khắc kỳ diệu này.

 Nhiều người cho rằng con tỳ linh Nhật Bản trắng muốt này trông chẳng khác siêu thần thú trong núi, hệt như "nhân vật" trong bộ phim nổi tiếng "Công chúa ma thuật".

 Theo truyền thuyết dân gian, bất cứ ai nhìn thấy thần thú đều sẽ gặp may, do đó dân mạng cho rằng sắp tới sẽ phát sinh nhiều chuyện tốt. Giám đốc Bảo tàng núi Omachi, cũng rất ngạc nhiên khi nhận được thông tin về tỳ linh Nhật Bản trắng siêu hiếm.

Theo ông Yuta Kuribayashi, bộ lông của con tỳ linh Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi di truyền và các yếu tố khác. Tỳ linh Nhật Bản là một loài động vật có hình dạng nửa giống dê nửa giống linh dương, thuộc lớp thú guốc chẵn.

 Địa bàn sống phân bố ở các khu rừng thưa tại Nhật Bản, chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung đảo Honshu. Loài động vật này là biểu tượng quốc gia của Nhật Bản và được bảo vệ tại nhiều khu bảo tồn.

Tỳ linh Nhật Bản trưởng thành khi đứng cao khoảng 81 cm và cân nặng 30–45 kg. Lông có màu đen pha chút trắng, màu lông sáng rõ vào mùa hè. Bộ lông mao rất rậm rạp, đặc biệt là chiếc đuôi. 

 Cả hai giới đều mọc sừng ngắn, cong ngược và rất khó phân biệt bằng mắt thường. Tỳ linh Nhật Bản sinh sống trên rừng núi rậm rạp, chúng ăn lá, chồi và quả sồi.

 Đây là loài hoạt động vào ban ngày, kiếm ăn vào lúc sáng sớm và lúc chiều tối. Tỳ linh sống đơn độc, hoặc tụ tập thành một cặp đực cái hay bầy đàn nhỏ.

 Chúng đánh dấu lãnh thổ bằng dung dịch có mùi ngọt - chua tiết ra từ tuyến ngoại tiết trước ổ mắt, con đực và con cái có lãnh thổ riêng biệt, phạm vi lãnh thổ cũng có khả năng chồng chéo lên nhau.

 Vào giữa thế kỷ 20, tỳ linh Nhật Bản bị săn bắt đến gần tuyệt chủng. Năm 1955, chính phủ Nhật Bản thông qua một đạo luật chỉ định loài này là một "báu vật đặc biệt quốc gia" nhằm bảo vệ loài khỏi nạn săn trộm.

 Quần thể loài tỳ linh phát triển số lượng lên từ đó, Sách đỏ IUCN về động vật bị đe dọa xếp chúng là "loài ít quan tâm". Do có báo cáo và khiếu nại từ kiểm lâm và nông dân vào năm 1979 nên các luật cũ năm 1955 bị bãi bỏ.

 Kể từ đó, tỳ linh được bảo tồn tại 13 khu bảo tồn thuộc 23 tỉnh của Nhật Bản, tỳ linh sống bên ngoài khu bảo tồn bị xếp vào nhóm thải loại, là loài phá hoại. Giới bảo tồn gọi chúng là "báu vật sống của quốc gia trong rừng xanh".

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News



Thùy Dung (T.H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN