Biết gì về đô đốc làm “kiến trúc sư trưởng” chiến dịch Trân Châu Cảng?

Tháng 12/1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng. "Kiến trúc sư trưởng" lên kế hoạch cho trận chiến này là Đô đốc Yamamoto Isoroku.
Biet gi ve do doc lam “kien truc su truong” chien dich Tran Chau Cang?
 Ngày 7/12/1941, không lực hải quân Nhật mở cuộc tấn công chấn động vào căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng, gần thành phố Honolulu trên đảo Oahu, tiểu bang Hawaii. Vào thời điểm bị Nhật Bản tấn công, Mỹ vẫn giữ tính trung lập trong Thế chiến 2 và hoàn toàn không chuẩn bị cho cuộc tấn công này. Do đó, Mỹ tổn thất lớn vì bị tấn công bất ngờ. 

Biet gi ve do doc lam “kien truc su truong” chien dich Tran Chau Cang?-Hinh-2
 Chỉ trong khoảng 2 tiếng đồng hồ diễn ra trận Trân Châu Cảng, gần 20 tàu chiến Mỹ bị chìm hoặc hư hại, hơn 300 máy bay bị phá hủy và 2.403 người  thiệt mạng. Số người bị thương là hơn 1.100 người. 

Biet gi ve do doc lam “kien truc su truong” chien dich Tran Chau Cang?-Hinh-3
 "Kiến trúc sư trưởng" chiến dịch tấn công Trân Châu Cảng khiến Mỹ tổn thất lớn chính là Đô đốc Nhật Bản Yamamoto Isoroku (1884 - 1943). Ông được đánh giá là một trong những viên tướng nổi tiếng nhất của Nhật Bản trong thế kỷ 20.

Biet gi ve do doc lam “kien truc su truong” chien dich Tran Chau Cang?-Hinh-4
Đô đốc Isoroku tốt nghiệp trường sĩ quan hải quân. Sau khi ra trường, ông được điều động phục vụ trên tuần dương hạm bọc thép Nisshin và tham gia chiến tranh Nga - Nhật. Ông bị thương nặng trong một trận chiến và được tặng huân chương Danh dự quân nhân. 

Biet gi ve do doc lam “kien truc su truong” chien dich Tran Chau Cang?-Hinh-5
 Sau khi tốt nghiệp đại học hải quân, ông Isoroku được cử làm tùy viên quân sự Nhật tại Washington và theo học tại Đại học Harvard trong khoảng thời gian từ năm 1919 - 1921. 

Biet gi ve do doc lam “kien truc su truong” chien dich Tran Chau Cang?-Hinh-6
 Vào năm 1929, ông Isoroku được thăng quân hàm chuẩn đô đốc. Một năm sau, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Kỹ thuật Hàng không hải quân. Trên cương vị mới, ông tập trung mọi nguồn lực để phát triển lực lượng không quân hải quân và tàu sân bay của Nhật Bản. 

Biet gi ve do doc lam “kien truc su truong” chien dich Tran Chau Cang?-Hinh-7
 Năm 1940, ông Isoroku được thăng hàm đô đốc (đại tướng). Sau khi được giao trọng trách này, ông nhận thấy sức mạnh của Mỹ đang vượt trội Mỹ. Do vậy, ông lên kế hoạch tấn công chí mạng nhằm làm suy sụp tinh thần người dân Mỹ. Từ đó, giới chức Mỹ sẽ tiến hành đàm phán với những điều khoản có lợi cho Nhật Bản.

Biet gi ve do doc lam “kien truc su truong” chien dich Tran Chau Cang?-Hinh-8
 Sau một thời gian xem xét kỹ lưỡng, Đô đốc Isoroku chọn mục tiêu đầu tiên chính là hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng. Ông nhận định việc tập kích vào căn cứ này của Mỹ sẽ giúp Nhật Bản có nhiều lợi thế tại mặt trận Thái Bình Dương. 

Biet gi ve do doc lam “kien truc su truong” chien dich Tran Chau Cang?-Hinh-9
 Dù kế hoạch tập kích Trân Châu Cảng ban đầu gặp một số phản đối nhưng Đô đốc Isoroku đã thuyết phục được cấp trên và cho tiến hành cuộc tấn công. 

Biet gi ve do doc lam “kien truc su truong” chien dich Tran Chau Cang?-Hinh-10
 Mọi chuyện diễn ra như kế hoạch của Đô đốc Isoroku. Lực lượng Nhật Bản khiến Mỹ tổn thất lớn, bao gồm hạm đội Thái Bình Dương bị tê liệt. Trong khi đó, Nhật Bản giành thắng lợi với tổn thất thấp: mất 20 máy bay, 6 tàu ngầm. Vì vậy, sự kiện này trở thành một dấu ấn lớn trong cuộc đời binh nghiệp của Đô đốc Isoroku.

Mời độc giả xem video: Tàu chiến Mỹ phát nổ và cháy dữ dội ngay tại Cảng. Nguồn: THDT.



Tâm Anh (theo History)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN