Bí mật bên trong cuốn sách quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam

Sự ra đời của "Phép giảng tám ngày" - cuốn sách quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam - là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ ở nước ta.
Bi mat ben trong cuon sach quoc ngu dau tien cua Viet Nam
 Nhà thờ Mằng Lăng (Tuy An, tỉnh Phú Yên) được xây năm 1891, là một nhà thờ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo. Nhà thờ này cũng được biết đến như nơi lưu giữ cuốn sách quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam

Bi mat ben trong cuon sach quoc ngu dau tien cua Viet Nam-Hinh-2
 Cuốn sách được đặt trong hộp gỗ có nắp kính tại một căn phòng nằm sâu trong lòng một quả đồi nhân tạo được xây từ năm 2008.

Bi mat ben trong cuon sach quoc ngu dau tien cua Viet Nam-Hinh-3
 Đó là cuốn “Phép giảng tám ngày” của Linh mục Alexandre de Rhodes, in tại Roma năm 1651. Tên Latinh đầy đủ của sách là "Cathechismvs pro ijs, qui volunt suscipere baptismvm in octo dies diuisus" (Phép giảng tám ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội, mà vào đạo thánh Đức Chúa Trời).

Bi mat ben trong cuon sach quoc ngu dau tien cua Viet Nam-Hinh-4
 Cuốn giáo lý này được in song ngữ bằng tiếng Latinh (bên trái) và chữ quốc ngữ sơ khai (bên phải). Việc sử dụng chữ quốc ngữ trong cuốn sách nhằm phục vụ hoạt động truyền đạo của các giáo sĩ phương Tây trong cộng đồng cư dân bản địa ở Việt Nam.

Bi mat ben trong cuon sach quoc ngu dau tien cua Viet Nam-Hinh-5
 Đây là một tác phẩm văn xuôi, phản ánh văn ngữ và ghi lại cách phát âm của tiếng Việt vào thế kỷ 17. Sự ra đời của cuốn sách là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ ở Việt Nam.

Bi mat ben trong cuon sach quoc ngu dau tien cua Viet Nam-Hinh-6
Chữ quốc ngữ hay chữ Latinh tiếng Việt là hệ chữ viết chính thức trên thực tế hiện nay của tiếng Việt. Loại chữ này được hình thành bởi các tu sĩ Dòng Tên dưới quy chế bảo trợ của Bồ Đào Nha trong quá trình truyền đạo tại Việt Nam đầu thế kỷ 17.

Bi mat ben trong cuon sach quoc ngu dau tien cua Viet Nam-Hinh-7
 Nhà truyền giáo Francisco de Pina là người đã bắt đầu xây dựng phương pháp ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh. Sau đó, giáo sĩ Alexandre de Rhodes hệ thống hóa và định chế hóa chữ quốc ngữ qua cuốn "Từ điển Việt–Bồ–La" in năm 1651 tại Roma. 

Bi mat ben trong cuon sach quoc ngu dau tien cua Viet Nam-Hinh-8
 Cuối thế kỷ 18, tại Đàng Trong diễn ra cuộc chỉnh lý khiến chữ Quốc ngữ có diện mạo gần giống với ngày nay. Dưới thời thuộc Pháp, chữ quốc ngữ từng bước thay thế chữ Nho vả kể từ năm trở thành hệ chữ chính thức ở Việt Nam... 

Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Quốc Lê

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN