Phường Thạnh Lộc (Quận 12, TPHCM): Vụ chủ quán cà phê Giao Khẩu lấn chiếm sông, vì sao chưa bị xử lý?

Loạt nhà hàng ẩm thực, quán cà phê, kho bãi vật liệu xây dựng, công trình nhà ở... đang biến hành lang bảo vệ sông Sài Gòn làm của riêng thậm chí ngày đêm tổ chức đóng cọc, làm kè lấn chiếm lòng sông... Thực trạng này đang diễn ra trên địa bàn quận 12 TPHCM.
Phuong Thanh Loc (Quan 12, TPHCM): Vu chu quan ca phe Giao Khau lan chiem song, vi sao chua bi xu ly?
 Ảnh HT
Phuong Thanh Loc (Quan 12, TPHCM): Vu chu quan ca phe Giao Khau lan chiem song, vi sao chua bi xu ly?-Hinh-2
Ông Nguyễn Thái Sơn (chủ quán cà phê Giao Khẩu) ngang nhiên đưa người và phương tiện, chở theo hàng chục cọc sắt chữ U dài khoảng 30m, ngày đêm tổ chức thi công đóng cọc xuống lòng sông Sài Gòn.  Ảnh Minh Nhí

Hai bên bờ sông Sài Gòn có dải đất rộng lớn rất thuận lợi cho việc mở rộng không gian, làm đẹp cảnh quan, giải quyết giao thông và thoát nước… Trên 90% nguồn nước sạch cung cấp cho sinh hoạt của người dân TPHCM được lấy từ nguồn nước mặt sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Nên việc hạn chế các khu dân cư và nhà cao tầng dọc hai bên bờ chính là biện pháp ngăn ngừa từ xa, loại trừ cơ hội xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Sài Gòn.

Bên cạnh đó, sông Sài Gòn là nơi đẹp nhất dành cho cộng đồng khi không gian trung tâm đã quá tải, hầu hết các quỹ đất đều được xây dựng, nén chặt nhà cao tầng. Quỹ đất hai bên bờ sông Sài Gòn rất thích hợp làm dự án phục vụ cộng đồng, mở rộng không gian làm cảnh quan đẹp kết nối khu vực trung tâm và lân cận.

Phuong Thanh Loc (Quan 12, TPHCM): Vu chu quan ca phe Giao Khau lan chiem song, vi sao chua bi xu ly?-Hinh-3
Nhóm người và phương tiện vô tư thi công đóng cọc lấn xuống lòng sông Sài Gòn tại khu vực quán cà phê Giao Khẩu. Ảnh Minh Nhí 

Theo Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 18/4/2017 của UBND TPHCM, chiều rộng hành lang bảo vệ trên bờ đối với loại sông, suối, kênh rạch cấp đặc biệt, cấp I, cấp II là 50 m mỗi bên; cấp III và cấp IV là 30 m mỗi bên. Tuy nhiên, tại tuyến đường ven sông như Bờ Hữu Sông Sài Gòn, Đình Hanh Phú đoạn thuộc phường Thạnh Lộc và phường An Phú Đông (quận 12), đang tồn tại nhiều công trình lấn chiếm gây bức xúc dư luận.

Đặc biệt, theo phản ánh của người dân, quán cà phê Giao Khẩu thuộc phường Thạnh Lộc, quận 12, TPHCM ngoài việc xây dựng công trình trên hành lang bảo vệ đê điều, ông Nguyễn Thái Sơn (chủ quán cà phê Giao Khẩu) còn ngang nhiên đưa người và phương tiện (sà lan) chở theo hàng chục cọc sắt chữ U dài khoảng 30m, ngày đêm tổ chức thi công đóng cọc xuống lòng sông Sài Gòn.

Phuong Thanh Loc (Quan 12, TPHCM): Vu chu quan ca phe Giao Khau lan chiem song, vi sao chua bi xu ly?-Hinh-4
 Ảnh Minh Nhí

Theo quan sát, vị trí từ miệng cống ngăn nước sông Sài Gòn (cũng là vị trí hàng rào mặt tiền của quán cà phê Giao Khẩu chạy về phía lòng sông) đến khu vực đang thi công có chiều dài gần 30m. Bên trong đã được xây nhà kiên cố, bố trí trồng nhiều cây cảnh, kê bàn ghế cho khách thưởng thức cà phê, bên ngoài có cổng rào để bảng hiệu quán cà phê Giao Khẩu, thả cá phóng sanh An Nhiên, trang trí nhiều đèn lồng…

Mới đây, Sở Giao thông vận tải TPHCM đã có văn bản số 13690/SGTVT - QLĐT phúc đáp Báo Tri thức và Cuộc sống. Đồng thời cho biết: Ngay sau khi nhận được phản ánh của Báo về việc người dân ngang nhiên xây kè, ép cọc, đổ đất lấn sông Sài Gòn, Trung tâm Quản lý Đường thủy đã phối hợp với UBND phường kiểm tra phát hiện 01 trường hợp thi công gia cố bờ sông không phép tại vị trí bờ phải sông Sài Gòn cách cầu Bình Phước 2,5km về phía thượng lưu (thuộc KP 3C, P Thạnh Lộc, quận 12, TPHCM).

Phuong Thanh Loc (Quan 12, TPHCM): Vu chu quan ca phe Giao Khau lan chiem song, vi sao chua bi xu ly?-Hinh-5
 Ảnh Minh Nhí

Ngày 12 tháng 12 năm 2022, Trung tâm Quản lý Đường thủy có Công văn số 2285/TTQLĐT-HTKT báo cáo Sở Giao thông Vận tải.

Ngày 16 tháng 12 năm 2022, Sở Giao thông Vận tải có Công văn số 13597/SGTVT-QLĐT đề nghị Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân Quận 12 chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền đối với trường hợp vi phạm nêu trên theo thẩm quyền quy định tại điểm c, khoản 6 và điểm h, khoản 7, Điều 10, Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về việc quản lý, sử dụng hành lang bảo vệ trên bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Phuong Thanh Loc (Quan 12, TPHCM): Vu chu quan ca phe Giao Khau lan chiem song, vi sao chua bi xu ly?-Hinh-6
 Văn bản số 13690/SGTVT - QLĐT của Sở Giao thông Vận tải TPHCM phúc đáp Báo Tri thức và Cuộc sống.

Tuy nhiên, theo Trung tâm Quản lý Đường thủy thì cà phê Giao Khẩu đã từng bị xử phạt tại vị trí này vào năm 2018 đã có xảy ra sạt lở đất bờ sông (Trạm quản lý đường thủy số 4 nay là (Trung tâm Quản lý Đường thủy) có báo cáo số 159/BC - TQLDDTNDD4 ngày 1/8/2018; với quy mô sạt lở dài dọc sông khoảng 45m, từ bờ vào trong khoảng 7m); ngày 19/12/2019 Chủ đầu tư đã thực hiện việc đóng cừ dự ứng lực gia cố bờ với chiều dài dọc sông 45m , từ bờ tự nhiên ra 0,4m mỗi vị trí cách nhau 03m (Trạm quản lý đường thủy số 4 đã phối hợp với UBND phường Thạnh Lộc, quận 12 lập biên bản ghi nhận hành vi và có báo cáo sô 85/BC- TQLDDT2 ngày 19/12/2019).

Phuong Thanh Loc (Quan 12, TPHCM): Vu chu quan ca phe Giao Khau lan chiem song, vi sao chua bi xu ly?-Hinh-7
 Ảnh Minh Nhí
Phuong Thanh Loc (Quan 12, TPHCM): Vu chu quan ca phe Giao Khau lan chiem song, vi sao chua bi xu ly?-Hinh-8
 Hiện trường vụ việc và biên bản làm việc của Trung tâm Quản lý đường thủy.

Ngoài ra Trạm quản lý đường thủy số 4 cũng phát hiện, báo cáo đề xuất trường hợp ông Mai Út Hiền (quản lý chùa Kỳ Quang II) đã có hành vi đóng cừ dừa, cọc bê tông cốt thép, xây tường gạch gia cố bờ trong hành lang bảo vệ bờ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép…

Phuong Thanh Loc (Quan 12, TPHCM): Vu chu quan ca phe Giao Khau lan chiem song, vi sao chua bi xu ly?-Hinh-9
 Ảnh Minh Nhí
Phuong Thanh Loc (Quan 12, TPHCM): Vu chu quan ca phe Giao Khau lan chiem song, vi sao chua bi xu ly?-Hinh-10
 Đây là lần thứ hai, chủ quán cà phê Giao Khẩu có hành vi vi phạm lấn chiếm sông Sài Gòn nhưng chưa được chính quyền địa phương và các Cơ quan chức năng xử lý quyết liệt.

Nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, suối, kênh rạch, mương và hồ công cộng thuộc địa bàn, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 150/2004/QĐ-UB ngày 9/6/2004 và sau đó được điều chỉnh bằng Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 18/4/2017.

Trên cơ sở phân cấp kỹ thuật đường thuỷ nội địa và các tuyến hàng hải, đối với loại sông, suối, kênh rạch ở cấp độ đặc biệt, cấp I, cấp II thì chiều rộng hành lang bảo vệ trên bờ (tính từ mép bờ cao vào phía bờ) mỗi bên phải 50 mét.

Mọi hành vi lấn chiếm, sử dụng đất bất hợp pháp, sử dụng đất không đúng mục đích hoặc những hành vi gây tác hại xấu, gây sạt lở, làm ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của các công trình xây dựng bảo vệ bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng trên địa bàn đều bị nghiêm cấm.

Quy định là vậy, nhưng chủ quán cà phê Giao Khẩu vẫn ngang đóng 8 thanh cừ ván thép Larsen kích thước dài 12m rộng 0,5m xen kẽ vào giữa các cừ ván bê tông. Chiều dài phạm vi thi công dọc bờ khoảng 45m. Tại thời điểm kiểm tra đang thi công cừ ván thép bằng máy ép rung, cần cẩu đặt trên xà lan... 

Ngày 21/11/2022, UBND TPHCM đã có chỉ thị số 14/CT-UBND yêu cầu Thường trực Ban an toàn giao thông TP, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND TP Thủ Đức, các quận- huyện phối hợp triển khai thực hiện 6 nhiệm vụ. Trong đó nhấn mạnh: "Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, chịu trách nhiệm xử lý dứt điểm các bến thủy nội địa chưa được công bố, cấp phép hoạt động; các trường hợp vi phạm lấn chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn quản lý theo các quy định hiện hành. Có biện pháp tổ chức cưỡng chế đối với các trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc không tự tháo dỡ, thanh thải theo quy định...". Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì công trình vi phạm nhiều lần lấn chiếm sông Sài Gòn thuộc địa bàn quận 12 như quán cà phê Giao Khẩu vẫn hiên ngang tồn tại, bất chấp dư luận ?

Thiết nghĩ vi phạm chỉ giới, lấn chiếm hành lang sông không chỉ phá vỡ quy hoạch chung, ảnh hưởng mỹ quan đô thị mà còn làm hẹp lòng sông, cản trở dòng chảy, "góp phần" làm cho tình trạng ngập lụt khu vực quận 12 thêm trầm trọng mỗi khi mưa xuống, hay thủy triều lên. Đã đến lúc cần chấn chỉnh ngay tình trạng nêu lấn chiếm lòng sông. Kiên quyết tháo dỡ những căn nhà, công trình xây dựng vi phạm hành lang bờ sông Sài Gòn, giải tỏa kè lấn lòng sông, khơi thông dòng chảy trả lại sự thông thoáng vốn có của nó.

Hữu Thông - Minh Nhí

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN