Nguyên nhân gì khiến 3 anh em cùng ung thư tuyến tiền liệt?

Thấy hai anh trai đều bị ung thư tuyến tiền liệt, anh Phương đi khám và hốt hoảng khi phát hiện bản thân cũng mắc căn bệnh này, hơn nữa còn ở giai đoạn nặng.
Anh Phương, ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, vốn có sức khỏe tốt. Vài năm trước, trong một lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, chỉ số kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt PSA (hay còn gọi là tiền liệt tuyến) của anh Phương hơi cao. Tuy nhiên, vì không có triệu chứng gì vào thời điểm đó nên anh Phương không để tâm.
Mãi cho đến năm ngoái, anh cả và anh thứ ba của anh Phương đều được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, anh Phương mới để ý hơn đến tình hình sức khỏe của mình, mới đây anh quyết định đi khám.
Nguyen nhan gi khien 3 anh em cung ung thu tuyen tien liet?
Ảnh minh hoạ.
Báo cáo chẩn đoán cho thấy giá trị chỉ số PSA của anh Phương đã tăng gấp 30 lần mức bình thường.
Đầu tháng 10, anh được lấy kim sinh thiết và nhận chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, đã ở giai đoạn nặng. Trớ trêu thay, tại địa phương, anh Phương không có điều kiện để phẫu thuật nên trước mắt chỉ có thể điều trị nội tiết, sau khi đánh giá lại, nếu khối u được kiểm soát thì có thể có cơ hội sống cao hơn.
Nhận chẩn đoán này, anh Phương vô cùng hối hận, lẽ ra lần đầu tiên kiểm tra sức khỏe cho thấy chỉ số này quá cao thì phải điều trị ngay, giờ hối hận thì đã quá muộn.
Bác sĩ Vương Cương - giám đốc khoa tiết niệu và tuyến tiền cho biết mặc dù trường hợp cả ba anh em cùng một nhà bị ung thư tuyến liền liệt là rất hiếm, nhưng họ là một điển hình. Có thể thấy, ung thư tuyến tiền liệt có tính chất di truyền trong gia đình, việc tầm soát PSA ung thư tuyến tiền liệt thực sự rất quan trọng.
Bác sĩ Vương Cương cũng nhắc nhở nam giới có chỉ số PSA bất thường phải đến khám bác sĩ chuyên khoa tiết niệu càng sớm càng tốt để tránh trì hoãn bệnh.

Mời quý độc giả xem thêm video: Liệu pháp miễn dịch tự thân: Hy vọng mới trong điều trị ung thư. Nguồn video: VTV1

Kiều Dụ (Theo ET)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN