Dấu hiệu gan cầu cứu khi xuất hiện chấm đỏ trên da

Khi cơ thể xuất hiện nốt ruồi nhện hay nốt ruồi máu, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Rất có thể đây là dấu hiệu gan suy yếu, cố gắng đưa ra tín hiệu "cầu cứu".
Dau hieu gan cau cuu khi xuat hien cham do tren da
 Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất, đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng. Mỗi ngày, gan phải thực hiện hơn 500 nhiệm vụ thiết yếu để duy trì sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Dau hieu gan cau cuu khi xuat hien cham do tren da-Hinh-2
Gan đảm nhiệm nhiều chức năng. Đến nay, con người vẫn chưa đưa ra con số chính xác về lượng công việc gan phải làm mỗi ngày. Dù vậy, một trong chức năng chính của gan là đào thải độc tố; sản xuất mật; hấp thu và chuyển hóa bilirubin; chuyển hóa chất béo, hỗ trợ chuyển hóa protein... 

Dau hieu gan cau cuu khi xuat hien cham do tren da-Hinh-3
 Gan rất quan trọng trong việc duy trì cơ thể khỏe mạnh. Đáng lưu ý, gan hầu như không có các dây thần kinh đau phân bố. Khi gan ngày càng suy yếu, bạn sẽ khó có thể cảm nhận thông qua các cơn đau. Vì lý do này, bệnh gan thường được phát hiện muộn. Người bệnh lỡ giai đoạn vàng điều trị.

Dau hieu gan cau cuu khi xuat hien cham do tren da-Hinh-4
 Để nhận biết dấu hiệu bệnh gan, chuyên gia khuyên nên chú ý những “chấm đỏ nhỏ” trên da. Chấm đỏ này còn được gọi là nốt ruồi nhện. Nó có hình dạng giống như mạng nhện, ở giữa là một chấm đỏ, xung quanh là những tia máu đỏ. Chấm đỏ thường xuất hiện trên mặt, cổ, ngực và lưng.

Dau hieu gan cau cuu khi xuat hien cham do tren da-Hinh-5
 Ngoài ra, sự xuất hiện của nốt ruồi máu cũng báo hiệu gan có vấn đề. Bạn có thể nhận diện nốt ruồi máu thông qua hình dạng và màu sắc của chúng. Cụ thể, nốt ruồi máu có màu đỏ tươi, nổi gồ trên mặt da. Nốt ruồi máu có thể to bằng hạt đậu đỏ, ấn vào dễ vỡ và chảy máu. Chúng thường tập trung ở tay chân, bụng, ngực và lưng. 

Dau hieu gan cau cuu khi xuat hien cham do tren da-Hinh-6
 Theo Trung y, gan là nơi lưu trữ máu chính. Kinh mạch gan bị tắc nghẽn dẫn đến tích tụ mỡ, đờm, ẩm thấp... tạo thành những nốt ruồi máu. 

Dau hieu gan cau cuu khi xuat hien cham do tren da-Hinh-7
 Trong khi đó, y học hiện đại cho rằng nốt ruồi máu, nốt ruồi nhện bắt nguồn từ rối loạn chức năng gan, khiến khả năng chuyển hóa estrogen thừa suy giảm. Lượng estrogen trong máu tăng cao khiến mao mạch giãn nở, hình thành những chấm đỏ. 

Dau hieu gan cau cuu khi xuat hien cham do tren da-Hinh-8
 Chuyên gia cũng nhấn mạnh, nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu như vàng da, lòng trắng của mắt chuyển vàng; khó ngủ, thức dậy sớm; khô mắt, mắt vằn vệt đỏ; da đen sạm, đốm, mọc nhiều mụn; mệt mỏi, chán ăn; hơi thở có mùi hôi; nước tiểu chuyển vàng đục; cơ thể nặng mùi... thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Đây đều là dấu hiệu bệnh gan đang chuyển nặng.

Dau hieu gan cau cuu khi xuat hien cham do tren da-Hinh-9
 Để có lợi cho gan, bạn nên uống nước đầy đủ. Khi đi vào cơ thể, nước giúp giảm gánh nặng cho gan, hỗ trợ giải độc cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng rau diếp xoăn, cây sói rừng, bồ công anh... đun sôi khoảng 30 phút, lọc bỏ bã, lấy nước uống để giải độc gan.

Dau hieu gan cau cuu khi xuat hien cham do tren da-Hinh-10
 Bên cạnh đó, bạn nên tránh xa rượu bia. Khi đi vào cơ thể, 90% đồ uống có cồn được chuyển hóa ở gan. Uống lượng lớn đồ chứa cồn hoặc uống thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa và giải độc của gan. 
 
Dau hieu gan cau cuu khi xuat hien cham do tren da-Hinh-11
 Acetaldehyde sinh ra từ quá trình chuyển hóa rượu có độc tính cao, gây tổn thương và phá hủy mô tế bào gan. Acetaldehyde có khả năng phát triển thành xơ gan, thậm chí dẫn đến ung thư gan.

Dau hieu gan cau cuu khi xuat hien cham do tren da-Hinh-12
Duy trì thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ khoa học rất có lợi cho gan. Ngược lại, thức khuya thời gian dài khiến gan không có cơ hội giải độc, tự sửa chữa và phục hồi. Lâu ngày, chức năng gan sẽ suy giảm. 

Dau hieu gan cau cuu khi xuat hien cham do tren da-Hinh-13
 Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm có dấu hiệu mốc. Nguyên nhân bởi thực phẩm mốc có chứa aflatoxin. 
 
Dau hieu gan cau cuu khi xuat hien cham do tren da-Hinh-14
 Năm 1993, Viện Nghiên cứu Ung thư của WHO phân loại aflatoxin là chất gây ung thư tự nhiên, có độc tính cao, cực kỳ nguy hiểm. Chỉ cần tiêu thụ 1mg aflatoxin có thể làm tăng nguy cơ ung thư, trường hợp tiêu thụ hơn 20mg có thể dẫn tới tử vong. 

Mời độc giả xem thêm video: Ung thư phổi có dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác? (Nguồn video: Vinmec)

Định Tâm (Theo ABLW)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN