VDSC: VN-Index tháng 7 dao động 1.180-1.250 điểm, NĐT tìm đến cổ phiếu tạo đáy ngắn hạn

VDSC kỳ vọng dòng tiền sau khi chốt lời có thể sẽ tìm đến các cổ phiếu đã có dấu hiệu tạo đáy ngắn hạn và kết các yếu tố như (1) có KQKD quý 2 kỳ vọng khả quan nhưng chưa được phản ánh vào giá cổ phiếu và (2) có định giá tương đối rẻ hơn đáng kể so với TB quá khứ.
Ở thời điểm hiện tại, VDSC nhận thấy một số tín hiệu tích cực ban đầu về giá dầu và sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, tuy nhiên vẫn còn khá sớm để có cái nhìn lạc quan về hai biến số này. Ngoài ra, VDSC cho rằng số liệu kinh tế Mỹ và mức tăng lãi suất được công bố trong kỳ họp Fed tháng 7 tới đây sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến thị trường thế giới cũng như Việt Nam.
Trong nước, với diễn biến leo thang của lạm phát thế giới và chính sách tiền tệ của FED, áp lực lên tỷ giá VND/USD đang khá lớn. VDSC cho rằng NHNN sẽ duy trì chính sách tiền tệ thận trọng, trong đó ưu tiên ổn định lãi suất và sẽ có động thái nhằm điều tiết biến động tỷ giá. Hạn mức tăng trưởng tín dụng mới cho ngành ngân hàng khả năng sẽ có trong nửa đầu quý 3, song mức độ sẽ chậm hơn so với các năm trước.
Xét về triển vọng kinh doanh trong Q2 & Q3 của các ngành nghề, mặc dù đa số đều được đánh giá là trung lập – tích cực, xu hướng nhìn chung có sự phân hóa giữa các ngành. Do vậy, VDSC cho rằng dòng tiền sẽ tiếp tục luân chuyển qua lại giữa các nhóm ngành, thay vì tạo nên một sóng tăng mạnh cho thị trường.
Tháng Bảy, VDSC kỳ vọng VN-Index sẽ biến động trong vùng 1.180 – 1.250 điểm. Trong kịch bản tiêu cực, khi giá dầu tăng mạnh trở lại, đồng thời tăng trưởng kinh tế Mỹ xác nhận đi vào “suy thoái kỹ thuật”, chỉ số VN-INDEX có thể diễn biến xấu hơn so với mức kỳ vọng.
Chiến lược đầu tư mang tính phòng thủ cao vẫn được khuyến nghị cho tháng Bảy. NĐT cần duy trì sức mua tốt để có thể nắm bắt cơ hội trong những phiên dao động mạnh của thị trường.
VDSC: VN-Index thang 7 dao dong 1.180-1.250 diem, NDT tim den co phieu tao day ngan han
 
Chiến lược đầu tư
VDSC nhận thấy những ngành có triển vọng tăng trưởng lợi nhuận tốt trong Q2 2022 như Hàng tiêu dùng (Thủy sản, F&B), Dịch vụ tiêu dùng (Bán lẻ), CNTT, Tiện ích (Điện, nước), Nguyên vật liệu (Hóa chất), Công nghiệp (Logistics) vẫn tiếp tục thu hút dòng tiền và là “nơi trú ẩn” tương đối an toàn trong tháng Sáu. Điều này tiếp tục khẳng định sự phân hóa sâu sắc của dòng tiền trên thị trường.
Mặc dù xu hướng tích cực về giá của những cổ phiếu thuộc các ngành trên có thể tiếp diễn cho tới khi những con số về lợi nhuận Q2 được công bố, VDSC cũng nhận thấy áp lực chốt lời ngắn hạn cũng đã tăng lên đáng kể.
Do đó, NĐT đang nắm giữ những cổ phiếu trên nên thận trọng quan sát và cân nhắc thời điểm chốt lời phù hợp đối với những cổ phiếu (1) đã có đà tăng giá mạnh nhưng không được hỗ trợ một cách chắc chắn bởi triển vọng lợi nhuận các quý tiếp theo và (2) có mặt bằng định giá cao hơn đáng kể so với TB quá khứ.
Theo đó, VDSC khuyến nghị chốt lời/hạ tỷ trọng đối với các cổ phiếu thuộc nhóm thủy sản (VHC, ANV), vốn đã ghi nhận đà tăng giá mạnh mẽ trong thời gian qua, khi dự kiến LN ngành nhiều khả năng sẽ tạo đỉnh trong Q2 năm nay do lo ngại về nhu cầu tiêu thụ sẽ chậm lại trong thời gian tới. Ngoài ra, mức định giá tương đối cao sẽ là trở ngại để các cổ phiếu lớn như FPT và PNJ duy trì được đà tăng giá ngắn hạn.
VDSC: VN-Index thang 7 dao dong 1.180-1.250 diem, NDT tim den co phieu tao day ngan han-Hinh-2
 
Ở chiều ngược lại, VDSC kỳ vọng dòng tiền sau khi chốt lời có thể sẽ tìm đến các cổ phiếu đã có dấu hiệu tạo đáy ngắn hạn và kết các yếu tố như (1) có KQKD quý 2 kỳ vọng khả quan nhưng chưa được phản ánh vào giá cổ phiếu và (2) có định giá tương đối rẻ hơn đáng kể so với TB quá khứ.
Ngành ngân hàng: CTG (GMT: 34.000 VNĐ), VCB (GMT: 96.900 VNĐ), BID (GMT: 37.400 VNĐ). VDSC kỳ vọng nhóm ngân hàng quốc doanh đạt kết quả kinh doanh tích cực hơn mức trung bình ngành, với tăng trưởng LN đạt 40% YoY trên nền so sánh thấp, dù giảm 14% so với Q1/22. Động lực chính sẽ từ sự phục hồi so với cùng kì ở chất lượng tài sản và từ đó, thúc đẩy cải thiện chi phí tín dụng.
Các ngân hàng quốc doanh đã cơ bản trích lập đầy đủ cho nợ cơ cấu theo Thông tư 03, do đó cũng sẽ chịu ít áp lực gia tăng ở trích lập dự phòng. Dù vậy, ở phía tổng thu nhập hoạt động, chúng tôi cho rằng các ngân hàng quốc doanh sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng từ hoạt động miễn phí phí giao dịch, vốn chiếm tỷ trọng tương đối trong thu nhập phí thuần.
Các ngân hàng quốc doanh cũng ổn định lãi suất huy động niêm yết tốt hơn so với nhóm ngân hàng tư nhân (trừ BID có 1 đợt tăng LS). Do đó, VDSC đánh giá mặt bằng chi phí huy động vốn sẽ chịu ít biến động hơn khi mà tăng trưởng huy động tiền gửi nhóm này khá thấp so với tăng trưởng tín dụng. NIM dự kiến cũng là điểm sáng so với nền năm 2021.
Ngành công nghiệp: ACV (GMT: 100.400 VNĐ). Sản lượng hành khách đang phục hồi mạnh mẽ sẽ dẫn dắt tăng trưởng doanh thu và LN. Sản lượng khách nội địa và quốc tế dự kiến đạt lần lượt 22,8 triệu lượt (+109 Yoy %) và 1,8 triệu lượt (+1394% YoY) trong Q2 2022.
Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN