Mỗi tuần một doanh nghiệp: Giá nào phù hợp cho cổ phiếu MBB của Ngân hàng MBBank?

Trong báo cáo cập nhật, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) khuyến nghị tích luỹ đối với cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội.
VDSC cho biết hệ sinh thái quân đội và khả năng tạo sự khác biệt của MBB trong xây dựng trải nghiệm khách hàng sẽ giúp ngân hàng duy trì các lợi thế cạnh tranh về khả năng sinh lời, đặc biệt là trong cuộc đua tăng tỷ lệ CASA.
Quá trình lành mạnh hóa mảng tài chính tiêu dùng sẽ phải đánh đổi bằng tăng trưởng chậm lại và NIM thu hẹp ở mảng này trong ngắn hạn. Đầu tư lớn cho năng lực cạnh tranh dài hạn cũng sẽ khiến biên lợi nhuận thu hẹp tạm thời trong giai đoạn 2022-2023.
Tuy nhiên, chất lượng tài sản tốt cùng với bộ đệm vốn dày là những yếu tố tiếp tục đảm bảo an toàn cho MBB trước các cú sốc lớn.
VCSC ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 48.800 đồng/cp. Nếu không chia cổ tức bằng tiền mặt trong 12 tháng tới, tổng mức sinh lời sẽ là 16% tính theo giá đóng cửa ngày 8/7/2021. VCSC khuyến nghị TÍCH LŨY đối với cổ phiếu MBB.
Moi tuan mot doanh nghiep: Gia nao phu hop cho co phieu MBB cua Ngan hang MBBank?
 MBB được định giá tại mức giá nào?
Lợi nhuận trước thuế năm 2021 có thể đạt hơn 16.000 tỷ đồng
VDSC dự báo lợi nhuận trước thuế của nhà băng này có thể đạt 16.095 tỷ đồng trong năm 2021, tương đương tăng 50,6% so với năm trước.
Con số này được VDSC đưa ra dựa trên kỳ vọng tăng trưởng tín dụng và huy động lần lượt đạt 21% và 18% so với đầu năm.
Cụ thể, nhóm phân tích cho rằng lãi suất cho vay trung bình sẽ giảm 0,18 điểm %, mạnh hơn mức giảm 0,13 điểm % của quý 1, nhằm hỗ trợ khách hàng trong tình hình dịch bệnh phức tạp.
Cùng với đó, lãi suất huy động trung bình giảm mạnh hơn (0,26 điểm %) nhờ áp lực huy động thấp (tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động là 72% cuối năm 2020), tỷ lệ CASA tăng (đạt 43,2% so với 40,9% của năm 2020) và tình trạng thanh khoản liên ngân hàng căng thẳng nhẹ vừa qua sẽ dịu lại nhờ các hợp đồng kỳ hạn USD cùng một lượng lớn trái phiếu chính phủ sắp đáo hạn.
Điều này cùng với danh mục đầu tư mở rộng vào các trái phiếu doanh nghiệp lãi suất cao và các giấy tờ có giá phát hành trong các quý gần đây có lãi suất thấp sẽ hỗ trợ biên lãi ròng (NIM) tăng 0,24 điểm % lên 5,01%, thu nhập lãi thuần tăng 25% lên 25.344 tỷ đồng, theo tính toán của VDSC.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ dự kiến đạt 5.237 tỷ đồng, tăng 46,5%, được dẫn dắt bởi thu nhập từ hoạt động bảo hiểm.
VDSC kỳ vọng hoạt động này sẽ duy trì vai trò dẫn dắt nhờ thị trường bảo hiểm Việt Nam còn dư địa tăng trưởng rất lớn, cơ sở khách hàng lớn từ hệ sinh thái quân đội, mảng bảo hiểm nhân thọ (MB Ageas) đã có lãi hoạt động bảo hiểm và thông thường bảo hiểm nhân thọ luôn có hiệu quả kinh doanh cao hơn bảo hiểm phi nhân thọ.
Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng mạnh ở thu nhập lãi thuần và thu nhập dịch vụ đưa tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng đáng kể 26,7% lên 34.659 tỷ đồng.
Nhu cầu đầu tư lớn cho hạ tầng và nhân sự công nghệ thông tin và khấu hao trụ sở làm việc khiến tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) năm 2021 đi ngang so với 2020 và đạt đỉnh vào năm 2023. Vì vậy, chi phí hoạt động (OPEX) năm 2021 dự báo có tăng trưởng cùng tốc độ với TOI lên 13.370 tỷ đồng.
Ngoài ra, đợt dịch mới đang diễn biến phức tạp nhưng với chất lượng tín dụng được quản lý chặt chẽ, nợ tái cơ cấu và tỷ lệ nợ xấu mới hình thành đang giảm nhanh, VDSC kỳ vọng MB có thể duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,09%, tương đương năm 2020.
Nhờ đã có sự chuẩn bị trước về dự phòng trong năm 2020, áp lực dự phòng năm nay sẽ giảm bớt, kéo theo chi phí dự phòng giảm 15,1% về 5.193 tỷ đồng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu kỳ vọng giảm về 129,4% từ mức đỉnh 134,1% năm 2020 nhưng vẫn cao hơn so với giai đoạn 2019 trở về trước.
Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN