Hoà Phát của ‘vua thép’ Trần Đình Long lao đao trong chính chiến lược của mình, nợ phải trả 51.400 tỷ

CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đang chọn hướng đi bằng cách đánh đổi lợi nhuận lấy thị phần nên các chỉ số đánh giá hiệu suất sinh lời đều giảm…
 

Hoà Phát của “vua thép” Trần Đình Long vinh dự nằm trong top 10 doanh nghiệp đại chúng lớn nhất Việt Nam do Forbes công bố ngày 30/12/2019.

Tuy vậy, năm 2019 quả thực có nhiều sóng gió xảy đến với công ty của ông Trần Đình Long như nhận tin áp thuế từ Mỹ, "sức khoẻ" trên đà xuống dốc,…

Hoa Phat cua ‘vua thep’ Tran Dinh Long lao dao trong chinh chien luoc cua minh, no phai tra 51.400 ty
 Hoà Phát của ‘vua thép’ Trần Đình Long nợ vay gia tăng 

Năm 2019 nhận tin “sốc” từ Mỹ

Ngày 16/12/2019, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo kết luận cuối cùng vụ việc điều tra lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp với thép cán nguội (CRS) và thép chống ăn mòn (CORE) của Việt Nam, có nguyên liệu đầu vào từ Hàn Quốc và Đài Loan - Trung Quốc.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho rằng, các mặt hàng thép mạ và thép cán nguội của Việt Nam được sản xuất từ thép cán nóng của Hàn Quốc và Đài Loan không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi đáng kể của Hoa Kỳ và do đó bị coi là lẩn tránh thuế.

Nếu lô hàng thép CRS và CORE xuất khẩu từ Việt Nam không chứng minh được xuất xứ của nguyên liệu thép cán nóng sẽ bị áp mức thuế lên đến 456% (tương đương mức thuế Hoa Kỳ đang áp dụng với thép Trung Quốc).

Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp chứng minh được nguyên liệu sản xuất là của Việt Nam hoặc các nước/vùng lãnh thổ ngoài 3 nguồn Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan thì sẽ không bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế (tức là không phải nộp thuế).

Tuy vậy, bước sang 2020, chính thức ngày 2/1, Hòa Phát cho biết với quyết định cuối cùng của DOC, doanh nghiệp này sẽ được phép xuất khẩu vào Mỹ theo qui trình xét xuất xứ và được loại trừ khỏi biện pháp áp thuế. Để đạt kết quả này, Hòa Phát đã tham gia trả lời câu hỏi điều tra, minh bạch thông tin với phía Mỹ.

Hòa Phát cũng khẳng định công ty không dùng nguyên liệu có xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc cho sản phẩm xuất đi thị trường Mỹ.

“Sức khoẻ” tài chính không ổn định, nợ vay gia tăng

Trong bối cảnh không mấy tích cực của thị trường, cổ phiếu Hòa Phát của “vua thép” Trần Đình Long cũng không kém phần lao đao, khi có nhiều thách thức đang bủa vây doanh nghiệp đang giữ thị phần cao nhất trong ngành thép xây dựng tại Việt Nam.

Nhìn vào chiến lược của “vua thép” Trần Đình Long, có thể thấy, Công ty đang chọn hướng đi bằng cách đánh đổi lợi nhuận lấy thị phần. Cụ thể, theo phân tích từ SSI, từ đầu năm đến nay, giá thép của Hòa Phát đã giảm 10,8%, nhanh hơn các công ty cùng ngành khác như Pomina và VinaKyoei.

Bằng chiến lược giá, sản lượng tiêu thụ của Hòa Phát vẫn tăng 15% trong 11 tháng, bất chấp đà giảm của thị trường chung. Thị phần thép xây dựng nhích nhẹ từ 24% lên 25% vào cuối quý 3.

Hệ quả là các chỉ số đánh giá hiệu suất sinh lời đều giảm. Trong quý 3, biên lợi nhuận gộp của Hòa Phát giảm xuống dưới 18%, so với mức 23% cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 9 tháng 2019, tỷ lệ này cũng chỉ ghi nhận hơn 18,3%, trong khi năm cùng kỳ con số này đến 22%.

Do đó, nếu tiếp tục chọn cạnh tranh bằng giá để giành thị phần, lợi nhuận của Hòa Phát trong quý 4/2019 này có thể sẽ tiếp tục ăn mòn. Ước tính, doanh thu năm 2019 tại công ty của "vua thép" Trần Đình Long sẽ đạt 62.627 tỷ đồng. Còn lợi nhuận ròng sẽ giảm gần 10%, chỉ còn khoảng 7.770 tỷ đồng.

Một thách thức khác cho Hòa Phát khi công ty này đang dồn toàn lực vào đại dự án Dung Quất. Áp lực từ sự thay đổi cấu trúc nguồn vốn khi Công ty gia tăng vay nợ để đầu tư vào Dung Quất đang ngày lộ rõ và tác động lớn hơn.

So với cuối năm 2016, khi chưa có dự án Dung Quất, dư nợ vay ngắn và dài hạn của Hòa Phát đến cuối quý 3/2019 gấp gần 4 lần. Tổng quy mô nợ phải trả ở thời điểm này đạt gần 51.400 tỷ đồng.

Cơ cấu nợ phải trả chiếm 53% tổng nguồn vốn của Hòa Phát vẫn thấp hơn nhiều doanh nghiệp trong ngành và nằm trong ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, dư nợ tăng cao khiến chi phí lãi vay cũng tăng tương ứng, và điều này cũng tạo áp lực lên lợi nhuận.

Hoa Phat cua ‘vua thep’ Tran Dinh Long lao dao trong chinh chien luoc cua minh, no phai tra 51.400 ty-Hinh-2
 Nguồn: BCTC HPG

Sau giai đoạn chững lại hai năm 2015 và 2016 khi dư nợ vay giảm mạnh, chi phí lãi vay của Hòa Phát tăng nhanh khi công ty tăng vay nợ đầu tư vào Dung Quất. Chi phí lãi vay trong 9 tháng 2019 ghi nhận gần 666 tỷ đồng, tăng 23% so với cả năm 2018 và gấp 3 lần trước khi đầu tư vào Dung Quất.

Tuy dồn lực cho dự án trên nhưng theo thông tin Khu liên hợp gang thép Hoà Phát-Dung Quất đã bị chậm tiến độ so với kế hoạch ban đầu là hoàn thành giai đoạn 1 vào tháng 2/2019 và giai đoạn 2 vào tháng 10/2019). Ngoài ra, dự án cũng bị tăng vốn so với kế hoạch ban đầu do Hòa Phát muốn đầu tư nhiều hơn cho hệ thống môi trường, hệ thống cảng biển của dự án.

Việc dự án Dung Quất Hòa Phát chậm tiến độ sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp do Hòa Phát vẫn phải trả nợ gốc và lãi vay trong khi dòng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh bị chậm trễ. Ngoài ra, khi thời gian chậm trễ kéo dài thì chi phí lãi vay sẽ được hạch toán vốn hóa vào khoản mục tài sản cố định và làm tăng chi phí khấu hao khi tài sản cố định được hoàn thiện.

Cơ hội nào cho Hoà Phát trong năm 2020?

Dù các doanh nghiệp thép Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), trở ngại hiện tại chỉ ảnh hưởng ngắn hạn lên kết quả kinh doanh của Hòa Phát của ông Trần Đình Long.

Hoa Phat cua ‘vua thep’ Tran Dinh Long lao dao trong chinh chien luoc cua minh, no phai tra 51.400 ty-Hinh-3
 

Theo đó, giai đoạn cuối năm 2019, Hòa Phát của ông Trần Đình Long vẫn có thể tiếp tục chịu tác động của giá quặng sắt tăng cao, cộng thêm việc tăng vay để đầu tư cho Khu liên hợp gang thép Hoà Phát Dung Quất.

Tất cả khiến biên lợi nhuận ròng của doanh nghiệp có thể chạm mức đáy do chi phí lãi vay cao hơn. Song lợi nhuận sau thuế năm 2019 của Hòa Phát kỳ vọng ở mức 8.612 tỷ đồng, tương đương năm 2018.

Bước sang năm 2020, VDSC dự báo lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát sẽ vượt 12.000 tỷ đồng. Cụ thể, sản lượng thép sẽ tăng 30% vào năm 2020 nhờ Khu liên hợp gang thép Hoà Phát Dung Quất.

Thêm vào đó, khi hoạt động tối đa công suất, Dung Quất có thể đạt hiệu suất cao hơn các nhà máy thép hiện tại của Hòa Phát. Do đó, Hoà Phát của ông Trần Đình Long có thể nâng cao biên lợi nhuận chung và cải thiện lợi thế cạnh tranh.

Ngoài ra, dòng sản phẩm mới - thép cán nóng - cũng sẽ cải thiện giá trị gia tăng cho mảng thép thẳng của Hòa Phát, bao gồm ống thép và tôn mạ.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN