Hàng loạt cổ phiếu giảm sâu, VN-Index rơi mạnh 22 điểm

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một phiên giao dịch cuối tuần đầy biến động với mức giảm mạnh 22 điểm (-1,66%), xuống còn 1.280 điểm trong bối cảnh mốc 1.300 điểm vốn đạt được chỉ 2 ngày trước.
Hang loat co phieu giam sau, VN-Index roi manh 22 diem
 VN-Index mất mốc 1.300 điểm chỉ sau 2 ngày chinh phục, sắc đỏ bao trùm thị trường
Phiên giao dịch ngày 14/6 chứng kiến một sự giảm điểm đáng kể vào cuối phiên chiều, với 366 mã giảm, 89 mã tăng và 52 mã đi ngang. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt khoảng 33.700 tỷ đồng, trong đó thanh khoản tại sàn HoSE chiếm 29.300 tỷ đồng, tăng đáng kể so với phiên trước đó.
Các nhóm ngành như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, bán lẻ, thép và dầu khí đều bị bán mạnh, dẫn đến việc nhiều cổ phiếu trụ giảm sâu. Đáng chú ý, VPB giảm 3,86%, STB, MBB, SHB, và EIB cũng giảm mạnh. Tại nhóm bất động sản và bán lẻ, VIC, HPG, và MWG cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.
Trong rổ VN30, chỉ có FPT và SSB tăng giá, trong khi 28 mã còn lại đều giảm. FPT tăng nhẹ 0,77%, và SSB tăng 1,38%. Các cổ phiếu công nghệ thông tin khác như VGI và FOX cũng ghi nhận mức tăng đáng kể lận lượt là 10.01% và 3.03%.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục chứng kiến phiên giao dịch bán ròng thứ 7 liên tiếp của khối ngoại trong ngày 14/06/2024. Với giá trị bán ròng đạt 568 tỷ đồng, khối ngoại đã bán ra 69 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 2.538 tỷ đồng, trong khi chỉ mua vào 52 triệu cổ phiếu với giá trị 1.969 tỷ đồng.
Cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất trong phiên là FPT với giá trị 149 tỷ đồng, tiếp theo là VHM (123 tỷ đồng), MWG (93 tỷ đồng) và VRE (72 tỷ đồng). Ngược chiều, SSI dẫn đầu danh sách cổ phiếu được mua ròng với giá trị 75 tỷ đồng, theo sau là MSN (73 tỷ đồng) và DGC (63 tỷ đồng).
Xu hướng bán ròng của khối ngoại vẫn đang tiếp diễn, tuy giá trị và khối lượng giao dịch đã giảm so với phiên trước. Dòng tiền tập trung vào một số cổ phiếu nhất định, với FPT tiếp tục là tâm điểm bán ròng. Một số cổ phiếu có dấu hiệu thu hút dòng tiền trở lại, như SSI, MSN, DGC.
Theo phân tích của các chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm mạnh của thị trường là do tâm lý chốt lời và hoảng loạn của nhà đầu tư sau một thời gian thị trường tăng điểm. Bên cạnh đó, áp lực bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài và xu hướng tăng nhẹ lãi suất huy động, cho vay của ngân hàng thương mại cũng góp phần khiến thị trường thêm tiêu cực.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây chỉ là giai đoạn điều chỉnh tạm thời và xu hướng tích cực của thị trường vẫn sẽ được duy trì trong tương lai gần nhờ các yếu tố vĩ mô thuận lợi như sự phục hồi của đơn hàng xuất khẩu, tiêu dùng khả quan và nền tảng lãi suất thấp.
Tuần tới, áp lực bán có thể tiếp tục diễn ra nhưng sẽ sớm đạt được trạng thái cân bằng khi nền kinh tế cho thấy nhiều tín hiệu hồi phục rõ ràng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khả quan hơn. Điều này sẽ đảm bảo nền tảng cho xu hướng tích cực của thị trường trong tương lai.
Thảo Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN