Giá heo hơi hôm nay 4/1: Nhiều nơi xuống dưới 80.000 đồng/kg, heo nhập chưa tới 1/2

Giá heo hơi hôm nay 4/1 tiếp tục giảm mạnh tại cả ba miền, nhiều nơi mất mốc 80.000 đồng/kg. Trong khi đó giá heo nhập bán ra phổ biến 33.000-35.000 đồng/kg.

Giá heo bình quân cả nước đã dưới mốc 90.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 78.000 – 85.000 đồng/kg. Trong đó, giá heo hơi tại Hưng Yên xuống còn 83.000 - 85.000 đồng/kg; Nam Định báo giá 80.000 - 83.000 đồng/kg. Tại Vĩnh Phúc có nơi giá xuống dưới 80.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 78.000 - 81.000 đồng/kg. 

Heo hơi tại Thái Nguyên đang được thu mua ở mức 78.000 - 80.000 đồng/kg. Tại Hải Dương, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Nam, Nam Định giá heo báo ở 82.000 - 85.000 đồng/kg. 

Giá heo hơi tại miền Trung cũng không nhỉnh hơn là bao khi đang giao dịch trong khoảng 81.000 - 87.000 đồng/kg.

Trong đó, giá tại Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh đạt khoảng 82.000 - 83.000 đồng/kg. Tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế giá heo dao động ở khoảng 81.000 đồng/kg. 

Giá heo từ Quảng Nam tới Bình Thuận phổ biến trong khoảng 84.000 - 86.000 đồng/kg. 

Giá heo tại miền Nam cũng ở mức thấp tương tự hai miền khi Đồng Nai giảm còn khoảng 81.000 đồng/kg. 

Giá heo tại Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu giá dao động trong khoảng 77.000 - 81.000 đồng/kg; An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang đạt 83.000 - 84.000 đồng/kg. 

Gia heo hoi hom nay 4/1: Nhieu noi xuong duoi 80.000 dong/kg, heo nhap chua toi 1/2
 

11 tháng 2019 đã nhập khẩu hơn 111.000 tấn thịt heo

Trong 11 tháng đầu năm 2019, giá nhập khẩu thịt lợn bình quân là 1.117 USD/tấn, tương đương 25.950-26.000 đồng/kg. Sau đó, giá thịt nhập khẩu tăng thêm do nhu cầu lớn.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi khiến sản lượng thịt lợn năm 2019 giảm khoảng 200.000-380.000 tấn, tương đương 7-10% so với năm 2018.

Về nguồn cung thịt lợn, Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết lượng nhập khẩu thịt trong tháng 10-11/2019 tăng mạnh do nhu cầu lớn vào dịp cuối năm và giáp Tết Nguyên đán.

Riêng trong tháng 11/2019, lượng thịt lợn nhập khẩu đạt hơn 15.000 tấn với kim ngạch 15,9 triệu USD, tăng 164% về lượng và 113% về kim ngạch so với tháng 11/2018. Tính chung trong 11 tháng đầu 2019, nhập khẩu thịt lợn của nước ta đạt hơn 111.000 tấn với kim ngạch 124 triệu USD, tăng 108% về lượng so với 2018.

Theo đó, cơ cấu chủng loại thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là thịt cốt lết, thịt cắt miếng, chân giò, móng giò, xương… từ các nước có ngành chăn nuôi phát triển như Ba Lan, Đức, Pháp, Mỹ hay Hà Lan.

Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này trong 11 tháng năm 2019 là 1.117 USD/tấn, tương đương 25.950-26.000 đồng/kg. Thịt lợn nhập khẩu khi đưa ra thị trường phải chịu nhiều mức thuế (thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng 5%, chi phí, thủ tục nhập khẩu, bảo quản kho lạnh...) nên bán ra phổ biến 33.000-35.000 đồng/kg.

Từ tháng 11 đến nay, giá nhập khẩu đã có xu hướng tăng so với thời điểm các tháng trước đó do nhu cầu ngày càng tăng mạnh. Thịt lợn nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam hiện đều chịu thuế MFN với thịt đông lạnh là 10%, với thịt tươi và ướp lạnh là 25%.

Đối với các nước đã có FTA với Việt Nam như Australia, New Zealand, Nhật Bản, Nga, Mexico... mức thuế nhập khẩu vào khoảng 3-21%.

Theo khảo sát của Bộ Công Thương, trong những ngày đầu năm 2020, giá lợn hơi tại Hà Nội phổ biến 93.000 đồng/kg; Hưng Yên giảm 1.000 đồng/kg xuống 94.000 đồng/kg; Hà Nam xuống 92.000-93.000 đồng/kg; Quảng Ninh, Thái Bình, Tuyên Quang, Sơn La... giá phổ biến là 93.000 đồng/kg.

Nhìn chung, dù giá lợn tại khu vực miền Bắc vẫn ở mức cao nhất cả nước, dao động 90.000-95.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đà tăng đã chững lại và bắt đầu điều chỉnh giảm.

Hiện nay có 1.641 doanh nghiệp nước ngoài được phép xuất khẩu thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn vào Việt Nam. Có khoảng 140 doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện nhập khẩu thịt lợn từ các nước, các doanh nghiệp này.

Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN

Nguyễn xuân quý
Heo tươi nhập khẩu móc hàm từ Hàn Quốc nbập về giá 67,600 đ/kg chưa tính thuế nhập khẩu cước vận chuyển và các loại thuế khác sao không thấy báo đưa tin