Chứng khoán thực chiến: Làm sao tìm được 'mèo trắng' trong đám 'mèo đen'?

Tâm lý trái chiều tiếp tục là vấn đề bàn luận của đội phân phối và đội điều chỉnh. Và rồi người nghỉ chơi cũng đổ tiền vào khi thị trường tăng giá trở lại. Câu chuyện ở đây là gì? Là TƯ DUY.
Chung khoan thuc chien: Lam sao tim duoc 'meo trang' trong dam 'meo den'?
Đặng Ngọc Nam - Giám đốc Tư vấn Đầu tư công ty Chứng khoán VPS. 
Mèo Trắng - Mèo Đen
Sau nhiều phiên lình xình quanh 1.500 thị trường bắt đầu có những "cơn gió đông" thổi mạnh khiến tâm lý hành động NĐT liên tục xáo động. Kết quả không có nhịp hồi nào. NĐT thì la liệt kẹp đỉnh. Ai rồi cũng kẹp thôi. Nhưng kẹp thế nào?
Đoạn này ai rồi cũng mong rút ra nghỉ vì cảm thấy thị trường quá khó khăn - gần 2 năm từ khi thị trường bắt đầu uptrend đến nay các vận động của thị trường kiểu này không hề ít - nhưng rồi tôi chưa thấy ai rút khỏi thị trường cả.
Khi sóng vào đánh lên họ lại đổ tiền vào mua rồi người sau lại mua cao hơn cho người trước. Uptrend và câu chuyện thị trường từ đó lại được vẽ ra nhiều hơn. 
Cả 1 quá trình tăng giá ko ai nói - vài phiên giảm điểm câu chuyện thị trường lại càng hay hơn. Người điều chỉnh - người phân phối? Rồi chung quy sau cả 1 quá trình tìm được cái gì đem về? Thị trường phân phối có đúng ko? Hãy để thị trường trả lời.
Hãy nhìn vào những mũi tên ở ảnh số 2 bên dưới. Thời điểm đó thị trường cũng ở trong những tâm lý thế này. Tâm lý trái chiều tiếp tục là vấn đề bàn luận của đội phân phối và đội điều chỉnh, Và rồi người nghĩ chơi cũng đổ tiền vào lại khi thị trường tăng giá trở lại. Câu chuyện ở đây là gì? => là TƯ DUY.
Chung khoan thuc chien: Lam sao tim duoc 'meo trang' trong dam 'meo den'?-Hinh-2
 
Tư duy về thị trường
Từ khi làm môi giới chứng khoán đến giờ tôi gặp ko ít câu hỏi 'rất hay' từ các NĐT. 
NĐT hỏi về đầu tư dài hạn nhưng cổ phiếu mua 2 ngày giảm điểm đã bắt đầu căng thẳng.
NĐT muốn nhân tài sản nhiều lần bằng cổ phiếu nhưng cổ phiếu điều chỉnh thì không chịu được. Lúc nào cũng chỉ lên đỉnh bán xuống đáy mua lại (mà đỉnh, đáy ở đâu thì thị trường chưa ai biết).
Ai cũng muốn mua bán ít nhưng lợi nhuận phải cao. Nhưng cổ phiếu rớt phát là lại muốn bán.
Thị trường tăng - cổ phiếu tăng không ai nghĩ rằng mình nên tận dụng hạ tỉ trọng hay chặn bớt lợi nhuận, đến khi quay đầu thì lại hỏi "có nên bán không?".
Cổ phiếu điểm mua tốt ko lấy - tăng giá mạnh lại hỏi "có lấy được không"?
Khi chốt cổ phiếu - chốt rồi cổ phiếu tăng tiếp thì lại "ăn non ". Không chốt đến khi mất lãi thì lại "biết thế!?".
Cũng giống như thị trường hiện tại vậy. 
Khi thị trường bùng nổ - cả thị trường tăng giá - cổ phiếu nào cũng là "con mèo trắng" - sau 1 đến 3 phiên những dòng dẫn dắt sẽ tiếp tục tăng giá - những cổ phiếu ăn theo lực cầu thị trường khi một đợt bùng nổ qua đi sẽ sớm trở về với quỹ đạo của nó - và lúc này "mèo trắng hay mèo đen" mới dễ dàng thấy được. 
Cũng như khi thị trường có yếu tố giảm điểm chung, cũng giống như thuỷ triều trổi dậy, cổ phiếu nào cũng thành "con mèo đen". Tương tự sau 1 - 3 phiên. Những dòng có dấu hiệu điều chỉnh giá mạnh vẫn tiếp tục điều chỉnh, cổ phiếu nào vì "tai bay vạ gió" bị ảnh hưởng cục bộ trong ngắn hạn, nó cũng sẽ sớm trở lại với quỹ đạo của mình đang vận động. Lúc này 1 đám mèo đang đen thì hãy tìm ra con mèo trắng. 
Cũng giống như lũ lụt ùa về vậy. 
Lúc bình thường nhà ngói cũng như nhà tranh. 
Sau 1 mùa lũ mới biết chỗ nào nông - chỗ nào sâu để nhìn được tiềm năng. 
Chung quy tư duy cuộc chơi đều nằm ở việc tìm "con mèo trắng".
Khi thị trường tăng giá ai cũng thấy con mèo trắng, nhưng khi thị trường giảm giá không ai ĐI TÌM con mèo trắng. Cái đó là TƯ DUY. 
Thị trường luôn là cơ hội và rủi ro. Rủi ro của người này là cơ hội của người khác.
Thay vì tìm kiếm lý do, hãy tập trung đi tìm con mèo trắng. Vì ko có những nhịp giảm làm sao tìm được "mèo trắng " trong đám "mèo đen ". Hãy vận động. 
Mèo nào đen thì canh xử lý - mèo nào trắng hãy tìm cơ hội. 
Còn thị trường phân phối hay đạt đỉnh cứ để thị trường trả lời - được mất tuỳ vào quan điểm. 
Câu chuyện thị trường vẫn vậy. Không ít lần rớt thê thảm, không ít lần như chưa hề có cuộc chia ly, còn kẹp thì: AI RỒI CŨNG KẸP CẢ!
Đặng Ngọc Nam - Giám đốc Tư vấn Đầu tư công ty Chứng khoán VPS

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN