TTC Land với 'núi nợ' hơn 2.000 tỷ đồng

Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land; SCR) ghi nhận lợi nhuận quá ít; trong khi đang chịu áp lực khá lớn từ khoản nợ hơn 2.000 tỷ đến hạn trong năm 2024.
Dẫn nguồn tin từ báo Tài chính doanh nghiệp, tính đến ngày 31/3/2024, Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land; HOSE: SCR) có khoản thuế và các khoản phải trả Nhà nước là gần 47 tỷ đồng trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ chỉ hơn 3 tỷ đồng. Trong khi đó khoản phải thu Nhà nước là 159 tỷ đồng được tồn đọng từ quá trình hoạch toán khoản thuế của các quý trước đó.
TTC Land voi 'nui no' hon 2.000 ty dong
 Thông tin bất thường mà TTC Land công bố đính chính với lý do sai sót trong quá trình nhập liệu.
Ngay trong tháng công bố báo cáo tài chính quý I/2024, có thể gọi là tháng biến động nhân sự hàng loạt của TTC Land. Những vị trí chủ chốt có sự biến động như miễn nhiệm các chức vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị bà Huỳnh Bích Ngọc (vợ ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch TTC Group), Thành viên HĐQT độc lập – Chủ tịch UB Kiểm toán ông Hoàng Mạnh Tiến; Thành viên HĐQT không điều hành bà Trần Diệp Phượng Nhi; giám đốc khối Tài chính Nguyễn Thụy Hoàng Phương; Kế toán trưởng Trần Thị Phương Loan.
Đến ngày 14/6/2024, TTC Land công bố thông tin bất thường đính chính Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý I/2024, với lý do quá trình đánh máy và nhập liệu có sự sai sót thông tin. Trong đó, TTC Land điều chỉnh lại khoản Phải trả khác giảm từ 563 tỷ xuống 547 tỷ đồng, Phải trả các bên liên quan (chủ yếu các doanh nghiệp trong hệ sinh thái TTC Group) từ 205 tỷ lên 222 tỷ đồng.
TTC Land voi 'nui no' hon 2.000 ty dong-Hinh-2
 TTC Land công bố danh sách chủ nợ hoán đổi. Nguồn: TTC Land.
Tuy nhiên, các con số đính chính trên chỉ là một phần nhỏ trong tổng số khối nợ của TTC Land. Cụ thể, tại ngày 31/3/2024, TTC Land ghi nhận nợ 5.534 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn hơn 3.705 tỷ đồng và nợ dài hạn hơn 1.829 tỷ đồng tăng mạnh so với cùng kỳ.
Theo báo cáo tài chính, TTC Land đang có khoản vay dài hạn tại nhiều ngân hàng như: 1.316 tỷ tại OCB, 396 tỷ tại ngân hàng Nam Á, 110 tỷ tại ngân hàng An Bình, 97,6 tỷ tại BIDV, 28 tỷ tại VPBank.
TTC Land voi 'nui no' hon 2.000 ty dong-Hinh-3
 Các khoản vay ngân hàng, tổ chức và cá nhân đến hạn thanh toán trong năm 2024 của TTC Land. Nguồn: TTC Land.
Cũng theo báo cáo, TTC Land đang có khoản nợ hơn 302,7 tỷ đồng vay nợ ngân hàng đến hạn thanh toán trong năm nay, gồm: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam hơn 220 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam hơn 43,8 tỷ, Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM 29,6 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Nam Á hơn 9,1 tỷ đồng.
Nguồn tin từ Kinh tế đô thị, TTC Land còn vay tổ chức và cá nhân với số tiền 863 tỷ đồng. Các khoản vay này chủ yếu được thực hiện với các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của TTC Group.
Ước tính lãi suất bình quân các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của TTC Land khoảng 11%/năm (theo BCTC) thì TTC Land phải chi trả lãi vay trên 330 tỷ đồng/năm.
Như vậy, có thể thấy, tổng số tiền mà TTC Land phải thanh toán cho các cá nhân, tổ chức và ngân hàng trong năm 2024 lên tới trên 2.000 tỷ đồng, bao gồm: hơn 302,7 tỷ đồng vay nợ ngân hàng, 863 tỷ đồng vay tổ chức và cá nhân, 520 tỷ đồng nợ vay dài hạn đến hạn thanh toán và hơn 330 tỷ đồng tiền lãi (ước tính).
TTC Land voi 'nui no' hon 2.000 ty dong-Hinh-4
 Lợi nhuận "èo uột" cùng với hàng tồn kho lớn, tốc độ bán hàng chậm khiến khối nợ đến hạn hơn 2.000 tỷ đè nặng lên TTC Land.
Trong bối cảnh áp lực trả nợ vay ngắn hạn đang rất lớn thì doanh thu trong quý I/2024 của TTC Land chỉ đạt khoảng 69,5 tỷ đồng chưa đến 10% kế hoạch doanh thu năm 2024 đã được ĐHĐCĐ thường niên thông qua là 705 tỷ đồng; tiền mặt chỉ khoảng 81 tỷ đồng. 
Các dự án đang triển khai trong suốt những năm qua của TTC Land cho thấy viễn cảnh ảm đạm còn kéo dài sang những năm tới. Nguyên nhân là phần lớn dự án đều rơi vào tình trạng đình trệ do vướng mắc pháp lý hoặc sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thị trường. Vậy, mục tiêu doanh thu cho năm 2024 để trả nợ liệu có thực hiện được.
Các khoản phải thu cho vay ngắn hạn của TTC Land ghi nhận hơn 1.200 tỷ đồng nhưng chủ yếu là thu cho vay từ các công ty con, công ty liên kết; trong đó, có hơn 944 tỷ đồng đang cho Công ty Cổ phần May Tiến Phát vay để phát triển các dự án bất động sản.
Bên cạnh đó, khoản phải thu khác hơn 1.000 tỷ đồng chủ yếu là thu lãi tiền cho vay và thu góp vốn hợp tác kinh doanh từ các công ty con, công ty liên kết. Trong khi đó, các công ty con, công ty liên kết chưa có dòng thu từ bán hàng do các dự án chậm thủ tục pháp lý hoặc chưa đủ điều kiện bán hàng và thu tiền.
Với tình hình khó khăn chung của nền kinh tế và kết quả kinh doanh hiện tại để thu xếp số tiền trên 2.000 tỷ đồng trả nợ là bài toán không dễ giải đối với giới thượng tầng TTC Land.
Theo Tạp chí tòa án, vấn đề lớn nhất của TTC Land từ nay đến cuối năm là thu xếp khoản tiền gần 1.050 tỷ đồng để trả lãi vay (khoảng 230 tỷ đồng), nợ vay ngắn hạn (hơn 302,7 tỷ đồng) và nợ vay dài hạn đến hạn trả (520 tỷ đồng) của các ngân hàng. 
Dòng tiền từ bán hàng và khoản phải thu ngắn hạn không đủ trả nợ đến hạn, có thể TTC Land sẽ tính đến giải pháp cơ cấu lại nợ và bán một số tài sản để tạo dòng tiền trả nợ như một số doanh nghiệp đã thực hiện.
Trước đó, ngày 22/5/204, HĐQT TTC Land đã thông qua phương án phát hành cổ phần để hoán đổi khoản nợ 349,3 tỷ đồng, chủ yếu của Công ty Cổ phần Đầu tư TTC và Công ty Cổ phần KCN TTC nhằm giảm bớt áp lực trả nợ cho các cá nhân và tổ chức.
TTC Land voi 'nui no' hon 2.000 ty dong-Hinh-5
Bài toán trả nợ nan giải của TTC Land (SCR).
Các doanh nghiệp trong hệ sinh thái TTC Group có thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tạo dòng tiền cho TTC Land thông qua các giao dịch liên quan như cho vay, đặt cọc, ứng trước tiền mua sản phẩm. 
Tuy nhiên, việc hoán đổi nợ phải trả cho các công ty liên quan thành cổ phần của TTC Land như đã nêu sẽ khiến các công ty trong hệ sinh thái khó có khả năng tiếp tục duy trì dòng tiền để hỗ trợ TTC Land nếu như họ không được các ngân hàng tài trợ, bổ sung vốn bằng cách cho vay thêm.
Đối với việc bán các dự án để tạo dòng tiền trả nợ cũng không hề dễ dàng trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn. Với rủi ro hiện tại của ngành bất động sản, đặc biệt là pháp lý dự án và bán hàng, các kế hoạch táo bạo của các ngân hàng trong việc cơ cấu nợ cho TTC Land có thể khiến họ đối mặt với các rủi ro có hệ quả không lường trước. Tuy nhiên, đây có thể là phương án khả dĩ nhất của TTC Land trong việc xử lý các khoản nợ đến hạn.
Như phân tích ở trên, các bước đi, kế hoạch của các ngân hàng trong việc tài trợ, cho vay, xử lý nợ đến hạn sẽ có ý nghĩa quyết định đối với giải quyết sự tồn tại và phát triển của TTC Land.
Hồng Quyên (t/h)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN