Triển vọng của PVS từ xây lắp thượng nguồn và điện gió ngoài khơi?

Chứng khoán MBS dự báo lãi ròng giai đoạn 2024-2025 tăng 31,8%-19,3% so cùng kỳ do kỳ vọng một số dự án khâu thượng nguồn dầu khí được triển khai và tạo cơ hội cho PVS.
MBS cho rằng triển vọng năm 2024-2025 của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) đến từ vị thế vững chắc trong mảng M&C các công trình dầu khí và điện gió ngoài khơi.
Trien vong cua PVS tu xay lap thuong nguon va dien gio ngoai khoi?-Hinh-8
Trien vong cua PVS tu xay lap thuong nguon va dien gio ngoai khoi?-Hinh-9
Dự phóng KQKD giai đoạn 2024-2025 của PVS

Do đó, MSB dự phóng kết quả kinh doanh năm 2024 của PVS với 26.301 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận ròng là 1.142 tỷ đồng. Cho năm 2025, doanh thu ở mức 31.649 tỷ và lãi ròng tăng lên 1.362 tỷ đồng.
PVS hiện là chủ lực mảng M&C các dự án dầu khí trọng điểm trong nước
PVS là trụ cột của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong mảng cơ khí, đóng mới, xây lắp các công trình dầu khí.
Bước sang năm 2024, MBS kỳ vọng một số dự án dầu khí trọng điểm trong nước như Lạc Đà Vàng, Sư Tử Trắng giai đoạn 2b, Nam Du – U Minh và đặc biệt là Lô B – Ô Môn sẽ được triển khai vào nửa cuối năm, mang lại cơ hội rất lớn cho PVS từ mảng hoạt động kinh doanh chính này. MBS cũng đã thực hiện ghi nhận giá trị các hợp đồng tiềm năng này trong mô hình định giá của PVS.
Trien vong cua PVS tu xay lap thuong nguon va dien gio ngoai khoi?-Hinh-10
Một số dự án thượng nguồn dầu khí đáng chú ý trong nước được kỳ vọng sắp triển khai 
Xét riêng với chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn, PVS hiện đã được trao các gói thầu tại khâu thượng nguồn bao gồm EPCI#1 (thiết kế, xây dựng, lắp đặt cụm giàn công nghệ trung tâm và giàn nhà ở, trị giá ước tính 1,08 tỷ USD) và EPCI#2 (thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt giàn thu gom/ giàn đầu giếng và hệ thống đường ống nội mỏ, trị giá ước tính 400 triệu USD).
Ngày 22/12/2023 vừa qua, liên danh nhà thầu PVS – Lilama 18 cũng đã được trao hợp đồng EPC bờ của dự án đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn thuộc khâu trung nguồn (tạm gọi là EPCI#3) với tổng mức đầu tư 1,28 tỷ USD, phạm vi công việc bao gồm thiết kế chi tiết cho toàn bộ dự án, mua sắm, thi công lắp đặt tuyến ống bờ, các trạm và chạy thử cho toàn bộ dự án (EPC).
MBS kỳ vọng quyết định đầu tư cuối cùng (FID) cho đại dự án Lô B sẽ được thông qua trước tháng 6/2024, đồng thời cho rằng khối lượng công việc khổng lồ đến từ dự án quan trọng này sẽ là động lực tăng trưởng doanh thu của PVS trong trung hạn và là yếu tố tích cực tác động đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn.
Các dự án điện gió ngoài khơi
2023 là một năm nhiều dấu ấn với PVS khi liên tục nhận các gói thầu liên quan đến tổng thầu EPC điện gió ngoài khơi (chân đế, trạm biến áp) nhờ khả năng chế tạo thép tốt và được cộng hưởng với cơ sở vật chất tương đối đầy đủ liên quan đến dịch vụ kỹ thuật dầu khí của doanh nghiệp. Đây là những bước đi đầu tiên của PVS tại lĩnh vực điện gió ngoài khơi trên trường quốc tế.
MBS cho rằng PVS có tiềm năng lớn trong lĩnh vực này nhờ có thể tận dụng các nguồn lực và chuyên gia từ ngành Dầu khí trong các mảng như thiết kế (E), quản lý chuỗi cung ứng (P), xây dựng chân đế và trạm điện (C), nâng hạ và vận chuyển cấu kiện lớn an toàn trên bờ và ngoài khơi (I),...
Trien vong cua PVS tu xay lap thuong nguon va dien gio ngoai khoi?-Hinh-11
Các hợp đồng liền quan đến dự án điện gió ngoài khơi hiện tại của PVS 
MBS cho rằng phát triển điện gió ngoài khơi sẽ tiếp tục là động lực để PVS phát triển trong dài hạn, nhất là trong bối cảnh: (1) Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang nỗ lực chuyển dịch sang năng lượng tái tạo nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 và (2) PVS đang dần chứng minh năng lực xây lắp của mình qua việc tham gia vào các phần công việc khác nhau của nhiều dự án điện gió ngoài khơi lớn trên thế giới.
Với việc ghi tên mình lên bản đồ EPC điện gió ngoài khơi thế giới, MBS cho rằng PVS vừa có thêm cơ hội tham gia vào các dự án quốc tế, vừa có thể nâng cao năng lực để chuẩn bị cho quá trình chuyển dịch sang điện gió ngoài khơi ở Việt Nam kể từ sau năm 2030. Theo Quy hoạch Điện 8, tổng công suất điện gió ngoài khơi cần lắp đặt tại Việt Nam vào năm 2030 là 6.000 MW và tiến tới 91.500 MW vào năm 2050, tức là gấp hơn 15 lần. Trong quá trình phát triển điện gió ngoài khơi nói riêng và chuyển dịch sang năng lượng tái tạo nói chung của cả nước, MBS cho rằng vai trò thi công xây lắp của PVS là khá lớn.
Mặc dù lạc quan với doanh thu mà các dự án khâu thượng nguồn dầu khí và điện gió ngoài khơi nói trên mang lại, chúng tôi cũng lưu ý rằng biên lợi nhuận từ mảng M&C giai đoạn đầu của các dự án này khá không ổn định. Theo báo cáo chương trình Phát triển Điện gió ngoài khơi (Offshore Wind Development Program) của World Bank, biên lợi nhuận của việc cung cấp các trạm biến áp ngoài khơi thường thấp hơn so với hoạt động M&C các dự án dầu khí khâu thượng nguồn.
MBS kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của PVS sẽ tăng nhẹ từ năm 2024 khi doanh nghiệp đã có kinh nghiệm để hoạt động hiệu quả hơn. Tổng backlog toàn bộ mảng M&C mà chúng tôi đưa vào mô hình dự phóng ước tính vào khoảng 3,427 triệu USD.
Trien vong cua PVS tu xay lap thuong nguon va dien gio ngoai khoi?-Hinh-12
 Dự phóng doanh thu và biên LNG mảng M&C của PVS 
Mảng FSO/FPSO sẽ tiếp tục ổn định trong giai đoạn 2024-2025
Các hợp đồng cung cấp dịch vụ kho nổi FSO/FPSO được ký với thời gian dài và giá thuê ổn định nếu không có biến động lớn về giá dầu, do đó chúng tôi kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận gộp mảng này duy trì ổn định trong dài hạn. Đồng thời, việc liên doanh, liên kết với các đối tác trong mảng này cũng sẽ giúp PVS ghi nhận lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết tốt và đóng góp tỷ trọng lớn vào lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trien vong cua PVS tu xay lap thuong nguon va dien gio ngoai khoi?-Hinh-13
 Dự phóng KQKD mảng FSO/FPSO của PVS
Mảng căn cứ cảng được kỳ vọng hưởng lợi khi các hợp đồng điện gió ngoài khơi triển khai
Mảng căn cứ cảng của PVS có biên lợi nhuận ở mức tương đối cao nhờ lợi thế về mức phí cầu cảng. PVS hiện đang vận hành 8 căn cứ cảng dịch vụ dầu khí trên khắp cả nước với chiều dài cầu bến khoảng 2.700m và khả năng tiếp cận tàu khá đa dạng. Các cảng này góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác xây lắp mảng M&C của PVS. Mảng căn cứ cảng dịch vụ được chúng tôi kỳ vọng sẽ tiếp tục là bộ đệm lợi nhuận vững chắc cho PVS trong thời gian tới trong khi mảng chính là M&C cần thời gian để hoạt động hiệu quả hơn.
Hệ thống các cảng và nhà xưởng tại Bà Rịa – Vũng Tàu thường xuyên là địa điểm mà PVS sản xuất – chế tạo chi tiết chân đế hoặc trạm biến áp. Mặc dù biên lợi nhuận gộp mảng căn cứ cảng sụt giảm trong Q4/2023 do chịu ảnh hưởng bởi hoạt động xuất khẩu ảm đạm, MBS vẫn duy trì quan điểm tích cực đối với mảng này và cho rằng khi PVS có thêm nhiều hợp đồng EPC điện gió ngoài khơi hơn kể từ năm 2024, doanh thu và lợi nhuận mảng căn cứ cảng sẽ theo đó được hưởng lợi. MBS kỳ vọng mảng căn cứ cảng sẽ ghi nhận doanh thu tăng trưởng lần lượt 6,5% - 5,3% svck, biên lợi nhuận gộp lần lượt đạt mức 20% và 22% trong giai đoạn 2024 – 2025 (2023: 18,4%).
Trien vong cua PVS tu xay lap thuong nguon va dien gio ngoai khoi?-Hinh-14
 Dự phóng doanh thu và biên lợi nhuận gộp mảng căn cứ cảng của PVS
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN