Masan đặt mục tiêu lãi tối thiểu 5.000 tỷ, cổ tức năm 2020 tỷ lệ 45%

Năm 2021, Masan Consumer lên kế hoạch lãi ròng tối thiểu 5.000 tỷ đồng, tăng 11-22% so năm 2020.
Theo tài liệu công bố, CTCP Hàng tiêu dùng Masan (UPCoM: MCH) sẽ trình cổ đông kế hoạch năm 2021 với doanh thu thuần từ 27.000 - 30.500 tỷ đồng, tăng tối đa 31% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông công ty trong khoảng 5.000 - 5.500 tỷ đồng, tăng tối đa 22%.
Masan dat muc tieu lai toi thieu 5.000 ty, co tuc nam 2020 ty le 45%
 Kế hoạch kinh doanh năm 2021 của Masan Consumer
HĐQT cũng trình cổ đông thông qua việc tạm ứng cổ tức năm 2021 và uỷ quyền cho HĐQT tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh, kế hoạch kinh doanh và đảm bảo tối ưu hoá dòng tiền để tạm ứng cổ tức cho cổ đông.
Trong năm 2020, Masan Consumer thực hiện được 23.343 tỷ doanh thu thuần và 4.520 tỷ lợi nhuận sau thuế. Công ty quyết định chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 45% cho cổ đông và được chia thành nhiều đợt.
HĐQT dự kiến trình cổ đông kế hoạch thù lao cho các thành viên HĐQT năm 2021 là 0 đồng nhưng năm 2021 sẽ không quá 2 tỷ đồng.
Masan Consumer tiếp tục trình cổ đông kế hoạch phát hành tối đa 1% cổ phần ESOP với giá 70.000 đồng/cp trong năm 2021 hoặc 4 tháng đầu năm 2022.
Masan dat muc tieu lai toi thieu 5.000 ty, co tuc nam 2020 ty le 45%-Hinh-2
 
Về tình hình kinh doanh năm 2020, tỷ suất lợi nhuận gộp của Masan Consumer là 42,5 %, thấp hơn so với mức 43% năm 2019, do biên lợi nhuận của các sản phẩm ngành hóa mỹ phẩm thấp.
Lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho cổ đông Công ty năm 2020 đạt 4.598 tỷ đồng, tăng 14,2% so với 4.026 tỷ đồng năm 2019, nhờ doanh thu thuần tăng và tối ưu hóa chi phí vận chuyển, bán hàng, tiếp thị.
Masan Consumer dự kiến năm 2021 sẽ đạt tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận nhờ tiếp tục chiến lược cao cấp hóa các ngành hàng chính và sự gia tăng đáng kể cơ hội của các ngành hàng trụ cột mới.
Dự đoán giá nguyên liệu đầu vào chủ chốt của Masan trong năm 2021 sẽ tăng cao. Do đó, sẽ tác động xấu dẫn đến biên lợi nhuận giảm trong những ngành kinh doanh của Masan. Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và khả năng mất giá của tiền đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ có thể khiến cho việc nhập khẩu hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn, từ đó đẩy mặt bằng giá cả hàng hóa và dịch vụ lên cao.
Dự kiến năm 2021, ngành nước tăng lực của công ty sẽ đạt 5.000 tỷ doanh thu, đóng góp vào mục tiêu 7.000 tỷ doanh thu từ đồ uống của Masan.

Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN