Lãi giảm 143 tỷ sau kiểm toán, Vinalines nói về loạt ngoại trừ

Tại báo cáo tài chính hợp nhất 2022 của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines, UPCoM: MVN), đơn vị kiểm toán có ý kiến ngoại trừ và nhấn mạnh loạt vấn đề.
Trong đó kiểm toán ý kiến ngoại trừ liên quan đến việc ghi nhận tài sản cố định và công tác cổ phần hóa tại CTCP Cảng Hải Phòng, thư xác nhận công nợ và công tác cổ phần hóa tại Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông. 
Bộ Tài chính yêu cầu kiểm tra lại quá trình cổ phần hóa của Cảng Hải Phòng
Cụ thể, việc ghi nhận Tài sản cố định và công tác cổ phần hóa tại CTCP Cảng Hải Phòng, Vinalines đang ghi nhận, quản lý, theo dõi tài sản thuộc cầu cảng số 4, 5 và bãi container Cảng Chùa Vẽ (thuộc CTCP Cảng Hải Phòng) có tổng nguyên giá gần 280 tỷ đồng, giá trị còn lại là 149 tỷ đồng. Đây là các tài sản thuộc Dự án cải tạo, nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn II do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ với số tiền tương ứng 342 tỷ đồng.
Hiện Cảng Hải Phòng đang trình các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án thuê khai thác các tài sản này. Mặt khác, Bộ Tài chính cũng yêu cầu kiểm tra lại quá trình cổ phần hóa của Cảng Hải Phòng. Khi có sự phê duyệt chính thức quyết toán cổ phần hóa của cấp có thẩm quyền, số liệu BCTC của Cảng Hải Phòng sẽ được điều chỉnh nếu cần thiết. 
Về vấn đề này, Vinalines cho biết ý kiến ngoại trừ này đã được nêu trên BCTC của Cảng Hải Phòng từ khi chuyển sang CTCP từ 1/7/2014. Năm 2022, phương án xử lý đối với các tài sản này vẫn chưa được các cơ quan quản lý phê duyệt nên vẫn tồn tại kết luận ngoại trừ của kiểm toán. Do đó, trên BCTC của Vinalines, đơn vị kiểm toán đêu đưa ý kiến ngoại trừ và Tổng Công ty cũng đều thực hiện giải trình với UBCKNN và Sở GDCK Hà Nội về vấn đề này. 
Lai giam 143 ty sau kiem toan, Vinalines noi ve loat ngoai tru
 
Khoản vay và chi phí lãi vay phải trả của VFC đang có sự chênh lệch
Thứ hai, liên quan đến Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông, thư xác nhận độc lập và thông báo lãi vay mà đơn vị kiểm toán nhận được liên quan đến khoản vay và chi phí lãi vay phải trả Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu Thủy (VFC) của dự án tàu Container 1730 TEU V22 đang cao hơn so với sổ sách của Biển Đông tại thời điểm cuối 2022 lần lượt là 28,66 triệu USD và 54,88 triệu USD. Nguyên nhân do Biển Đông đã thực hiện bù trừ nợ gốc và lãi vay phải trả VFC sang cho Công ty TNHH MTV Đóng tàu Bạch Đằng. Đơn vị kiểm toán không thể thu thập được các tài liệu thích hợp để có thể đánh giá được ảnh hưởng của các vấn đề nêu trên đến BCTC của Vinalines. 
Liên quan đến khoản vay và chi phí lãi vay phải trả của VFC đang có sự chênh lệch, theo Vinalines, đây là khoản vay và lãi vay phát sinh từ khảon vay tài trợ cho dự án đóng tàu Container 1730 TEU V22 đã được bàn giao cho Đóng tàu Bạch Đằng, công ty Biển Đông đã bàn giao dự án này, các khoản nợ gốc và lãi vay liên quan sang cho Bạch Đằng từ 5/8/2015.
Tuy nhiên, VFC chưa thực hiện chuyển đối tượng nợ mà vẫn theo dõi nợ gốc và tính lãi vay phát sinh sau thời điểm 5/8/2015 cho Biển Đông nên xảy ra tình trạng chêch lệch nợ gốc và lãi vay tại các thời điểm lập báo cáo. 
Vinalines đang trình bày việc Biển Đông xử lý số chênh lệch giữa số tiền công ty nhận nợ với DATC so với giá trị khoản nợ gốc và lãi vay phải trả các tổ chức tín dụng phát sinh trước ngày chuyển đổi chủ nợ.
Cụ thể, trước năm 2018 và trong năm 2022, số chênh lệch được ghi nhận tăng giá trị phần vốn Nhà nước tại công ty. Trong giai đoạn từ 2018-2021, số chênh lệch này được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nếu Biển Đông áp dụng nhất quán theo quy định thì chỉ tiêu Chênh lệch đánh giá lại tài sản sẽ giảm xuống và Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sẽ tăng lên một khoản 2.105 tỷ đồng tại ngày 31/12/2022. Đồng thời, trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2022 chỉ tiêu Thu nhập khác sẽ tăng lên 444 tỷ đồng. 
Về vấn đề này, Vinalines cho biết, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, khoản chênh lệch giữa số tiền công ty nhận nợ với DATC với giá trị khoản nợ gốc và lãi vay phải trả các tổ chức tín dụng được ghi nhận tăng giá trị phần vốn Nhà nước. Công văn này hướng dẫn riêng theo các đặc thù của Vinalines. Công ty đã vẫn áp dụng hướng dẫn của công văn này đối với các khoản nợ gốc và lãi vay phải trả phát sinh trước năm 2017.
Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định 126 về chuyển doanh nghiệp Nhà nước và công ty TNHH MTV do DN Nhà nước đầu tư 100% vốn thành CTCP, Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư 41 thay thế các văn bản trước đây. Các quy định mới ban hành trên không hướng dẫn việc ghi nhận các khoản tái cơ cấu nợ.
Do đó, những nội dung không hướng dẫn sẽ được thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành. Công ty Biển Đông đã thực hiện việc ghi nhận khoản chênh lệch giữa số tiền công ty nhận nợ với DATC với giá trị nợ gốc và lãi vay phải trả các tổ chức tín dụng như theo chế độ kế toán từ 2018.
Tuy nhiên, do Biển Đông không điều chỉnh hồi tố lại số liệu các năm trước nên đơn vị kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với ảnh hưởng do thay đổi chính sách kế toán đến số liệu so sánh. 
Ngoài ra, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh loạt vấn đề khoản đầu tư 415 tỷ vào công ty con là CTCP Cảng Quy Nhơn; một số công ty con, liên kết của Vinalines đang tồn tại các yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục; việc kéo dài đầu tự dự án Cảng Cái Cui với tổng dự toán hơn 1.000 tỷ đồng; việc bù trừ tiền thuê đất dự án xây dựng Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước...
Lãi ròng sau kiểm toán giảm 143 tỷ đồng
Tại thời điểm cuối 2022, tổng tài sản của Vinalines tăng 319 tỷ lên 26.946 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt và gửi ngân hàng chiếm gần 8.800 tỷ đồng, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi chiếm 466 tỷ, dự phòng giảm giá hàng tồn kho 274 tỷ đồng...
Về tình hình vay nợ, Vinalines có tổng nợ phải trả 12.861 tỷ đồng, giảm gần 2.200 tỷ so đầu kỳ. Trong đó vay nợ tài chính chiếm 3.524 tỷ đồng. 
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN