DPM đặt kế hoạch lợi nhuận 2020 tăng 10% với 513 tỷ, tìm nguồn khí mới

Đại hội đồng cổ đông thường niên sắp tới của Tổng CTCP Phân bón và Hoá chất Dầu khí (HoSE: DPM) sẽ bàn về kế hoạch kinh doanh 2020 với tổng doanh thu 9.237 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 513 tỷ đồng.

Theo DPM, năm 2020 diễn ra trong bối cảnh các yếu tố về thị trường phân bón, giá khí tiếp tục có những khó khăn như đã diễn ra trong năm 2019. Đặc biệt, về nguồn cung khí thiên nhiên đã chuyển sang thời kỳ khó khăn, các nguồn khí giá rẻ sụt giảm sản lượng. 

Tuy nhiên, với nỗ lực hoàn thành các dự án đầu tư trọng điểm, Tổng công ty kỳ vọng cụm dự án mới NH3-NPK sẽ vận hành thương mại ổn định và đóng góp đáng kể vào doanh thu, lợi nhuận trong giai đoạn tới. 

Do đó, DPM đặt mục tiêu sản lượng sản xuất và kinh doanh Đạm Phú Mỹ cùng à 785.000 tấn, NPK Phú Mỹ 180.000 tấn... 

DPM dat ke hoach loi nhuan 2020 tang 10% voi 513 ty, tim nguon khi moi
 

Năm 2019, DPM ghi nhận doanh thu hợp nhất 7.831 tỷ đồng, đạt 91% kế hoạch năm; còn lợi nhuận trước thuế 467 tỷ đồng, vượt tới 128% kế hoạch năm. 

Như vậy, kế hoạch năm 2020 của DPM ghi nhận tăng 18% so với năm 2019; còn lợi nhuận trước thuế tăng 10%.

Theo DPM, doanh thu không đạt kế hoạch nhưng lợi nhuận vượt chủ yếu do giá khí giảm trong quý 4/2019, làm giá khí bình quân cả năm giảm 2% so với kế hoạch, khiến giá thành giảm, cùng với yếu tố này thì chi phí lãi vay giảm do các DA chậm giải ngân và lợi nhuận từ hoạt động khác (vận chuyển, cho thuê kho, cho thuê VP, bán tài sản) tăng so với kếhoạch.

 Ngoài ra, việc cắt giảm chi phí bán hàng, quản lý và tiết giảm năng lượng trong vận hành Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã góp phần nâng cao lợi nhuận hoạt động. 

Với kết quả đó, DPM dự kiến trả cổ tức năm 2019 là 12% và năm 2020 là 10%.

DPM dat ke hoach loi nhuan 2020 tang 10% voi 513 ty, tim nguon khi moi-Hinh-2
 Nhà máy Đạm Phú Mỹ

Tìm kiếm nguồn khí mới cho nhà máy Đạm Phú Mỹ

Thêm một vấn đề quan trọng là căn cứ quy định liên quan và dự kiến tình hình thực tế trong việc tìm kiếm, mua bán nguồn khí phục vụ cho hoạt động sản xuất của Nhà máy đạm Phú Mỹ, HĐQT đề nghị ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT tìm kiếm và chủ động quyết định việc mua khí nguyên liệu phục vụ sản xuất của Nhà máy đạm Phú Mỹ.

Theo DPM, dự án Nhà máy đạm Phú Mỹ được phê duyệt từ năm 2001, hoàn thành xây dựng và đi vào vận hành từ ngày 21/9/2004, với vòng đời dự án là 20 năm. 

Đến nay qua 15 năm vận hành, việc thu xếp đảm bảo nguồn khí và cơ chế giá khí cho Nhà máy là nội dung quan trọng, được các cơ quan Nhà nước xem xét, quyết định qua các quá trình chuyển đổi doanh nghiệp và thực tế hoạt động khai thác nguồn tài nguyên khí thiên nhiên theo hướng đảm bảo duy trì hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DPM trong dài hạn. 

Trước thực tế các nguồn khí cung cấp cho Tổng công ty hiện nay đang có xu hướng giảm sút sản lượng, khả năng phải tìm kiếm, huy động từ các nguồn khí bổ sung khác là viễn cảnh sẽ diễn ra từ giai đoạn năm 2020 trở đi. Với sự hỗ trợ từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, trước mắt DPM đã ký hợp đồng mua bán khí cho năm 2020 với các nội dung cơ bản như đã công bố với cổ đông. 

Tuy vậy, trên quan điểm nhìn nhận vấn đề nguồn và giá khí luôn luôn là yếu tố hệ trọng, quyết định phần lớn đến giá thành và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy đạm Phú Mỹ, HĐQT mong muốn được chủ động tìm kiếm sự ủng hộ, hỗ trợ tiếp tục từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các cơ quan Nhà nước để có thể đạt được sự cam kết, hỗ trợ về nguồn khí/chính sách giá khí ổn định, dài hạn hơn cho những năm sau năm 2020. 

Những thỏa thuận, cam kết, giao dịch về mua bán khí dài hạn nếu đạt được có khả năng vượt hạn mức giá trị theo thẩm quyền quyết định của HĐQT.

Do vậy, để giúp cho HĐQT được chủ động, kịp thời xem xét, quyết định khi làm việc với hoặc thực hiện các quyết định của cơ quan chức năng về vấn đề này, HĐQT đề nghị ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT tìm kiếm và chủ động quyết định việc mua khí nguyên liệu phục vụ sản xuất của Nhà máy đạm Phú Mỹ.

Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN