DLG: Cho các cá nhân vay gần 2.400 tỷ không có tài sản đảm bảo, nợ ngân hàng quá hạn thanh toán

Báo cáo tài chính kiểm toán 2020 của CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HoSE: DLG) ghi nhận nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Cho một số cá nhân vay hơn 2.365 tỷ nhưng không có tài sản đảm bảo
Đặc biệt, tại ngày 31/12/2020, DLG đã cho một số cá nhân vay số tiền 2.365 tỷ đồng, tương đương 28,7% tổng giá trị tài sản. Các khoản cho vay này không có tài sản đảm bảo.
DLG: Cho cac ca nhan vay gan 2.400 ty khong co tai san dam bao, no ngan hang qua han thanh toan
 
Cụ thể, tổng khoản phải thu về cho vay ngắn hạn của DLG tại thời điểm cuối năm 2020 là 920 tỷ đồng, tăng thêm 257 tỷ đồng so với đầu kỳ. Trong phát sinh riêng cá nhân ông Vũ Văn Tin là 156,3 tỷ đồng. Khoản tiền này được cho vay thời hạn 12 tháng kể từ ngày 15/12/2020.
Ngoài ra, các đối tượng là tổ chức và cá nhân khác vay gần 591 tỷ đồng, giảm hơn phân nửa so đầu kỳ.
Còn dài hạn, kỳ này phát sinh thêm hơn 181 tỷ đồng từ ông Huỳnh Quốc Bình với thời hạn 48 tháng.  
DLG: Cho cac ca nhan vay gan 2.400 ty khong co tai san dam bao, no ngan hang qua han thanh toan-Hinh-2
 
Ghi nhận thanh lý Nông trại Cao nguyên Quảng Phú 1 chưa đúng quy định
Cũng cần lưu ý, báo cáo tài chính của DLG đã ghi nhận sự kiện thanh lý khoản đầu tư vào Công ty TNHH MTV Nông trại Cao nguyên Quảng Phú 1 (công ty con).
Cụ thể ngày 31/12/2020, DLG đã ký hợp đồng chuyển nhượng vốn tại Nông trại Cao nguyên Quảng Phú 1 cho Công ty TNHH Dinh dưỡng Á Châu. Theo điều khoản hợp đồng, bên mua ứng trước cho DLG 17 tỷ trong tổng số 32 tỷ đã thoả thuận, phần còn lại (15 tỷ đồng) sẽ được thanh toán khi DLG hoàn thành các thủ tục sang tên và các giấy tờ khác.
Theo đó, DLG đã hạch toán giảm toàn bộ khoản đầu tư vào công ty con là 50 tỷ đồng, ghi nhận doanh thu từ chuyển nhượng vốn góp là 32 tỷ đồng, lỗ từ thoái vốn ghi nhận vào kết quả kinh doanh năm 2020 là 18 tỷ đồng. 
Tuy nhiên, theo thoả thuận tại hợp đồng chuyển nhượng vốn góp, việc chuyển nhượng được xem là hoàn tất khi công ty mẹ hoàn thành các điều kiện đã thoả thuận với bên mua. Cho đến thời điểm hiện nay, công ty mẹ chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện này.
Theo đó, việc ghi nhận giao dịch thanh lý khoản đầu tư thay vì hợp nhất công ty con nêu trên là chưa đúng quy định.
Hàng ngàn tỷ đồng vay ngân hàng đã quá hạn trả, nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn
Ngoài ra, DLG chưa thanh toán hầu hết các khoản đi vay đã quá hạn trả cho các ngân hàng và trái chủ; tổng nợ phải trả ngắn hạn đã vượt giá trị tài sản ngắn hạn.
Cụ thể, tổng nợ ngắn hạn của DLG là 3.034 tỷ đồng, còn tài sản ngắn hạn chỉ 2.611 tỷ đồng.
Năm 2020, DLG ghi nhận lỗ 906 tỷ đồng sau kiểm toán, tăng thêm 12 tỷ đồng so báo cáo tự lập. Điều này nâng lỗ luỹ kế ghi nhận gần 866 tỷ đồng.
DLG: Cho cac ca nhan vay gan 2.400 ty khong co tai san dam bao, no ngan hang qua han thanh toan-Hinh-3
 
Cụ thể, DLG ghi nhận 1.380 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn và 2.586 tỷ đồng dài hạn. Tức tổng nợ vay tài chính của DLG là 3.966 tỷ đồng.
DLG: Cho cac ca nhan vay gan 2.400 ty khong co tai san dam bao, no ngan hang qua han thanh toan-Hinh-4
 
Đơn vị kiểm toán cho rằng, các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chặn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục.
Trong một diễn biến khác, ngày 6/4/2021, ông Nguyễn Đăng Quang đã mua thành công gần 2,9 triệu cổ phần DLG.
Sau giao dịch, ông Quang nâng tỷ lệ sở hữu tại DLG từ 2,16% (6,5 triệu cổ phần) lên 3,12% (hơn 9 triệu cổ phần). Cha của ông Quang là ông Nguyễn Hải hiện cũng đang sở hữu 2,2% (gần 6,6 triệu cổ phần DLG).
Như vậy, cha con ông Hải và ông Quang đã chính thức trở thành cổ đông lớn tại DLG với tổng tỷ lệ sở hữu 5,32% (hơn 15,9 triệu cổ phần).
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN