Dệt may TNG ước doanh thu tháng 7 cao nhất từ đầu năm

Lũy kế 7 tháng, doanh thu tiêu thụ của TNG đạt 3.994 tỷ đồng, tăng 1.028 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 35% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo bản tin IR, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) cho biết, doanh thu tiêu thụ tháng 7 đạt 765 tỷ đồng, tăng 170 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là doanh số cao nhất tính theo tháng kể từ đầu năm đến nay.
Doanh nghiệp còn dự kiến doanh thu tháng 8 có thể đạt 680 tỷ đồng.
Các thị trường chính của TNG gồm Mỹ chiếm 43,87%, Pháp 27,09%, Canada 8,44%.
Lũy kế 7 tháng, doanh thu tiêu thụ của Công ty đạt 3.994 tỷ đồng, tăng 1.028 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 35% so với cùng kỳ năm 2021.
Det may TNG uoc doanh thu thang 7 cao nhat tu dau nam
 
Det may TNG uoc doanh thu thang 7 cao nhat tu dau nam-Hinh-2
 Doanh thu ước tính của TNG tháng 7/2022.

Dù doanh nghiệp ngành may mặc này có kết quả kinh doanh khá khả quan nhựng CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) ước tính, tăng trưởng doanh thu của các công ty sản xuất dệt may tại Việt Nam sẽ “giảm tốc” trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023.

Nhận định trên được đưa ra trên cơ sở các công ty sản xuất hàng may mặc trong nước cho biết các khách hàng đã rút ngắn thời gian đặt trước đơn hàng (ngoại trừ kỳ nghỉ lễ trong quý 4) do lượng hàng tồn kho ở thị trường xuất khẩu ở mức cao và áp lực lạm phát. Trước đây, khách hàng thường đặt hàng trước 6 tháng thì nay chỉ đặt hàng trước 3 tháng.

Bên cạnh đó, các công ty cũng dự kiến chi phí sợi, vải, logistics và nhân công vẫn neo ở mức cao do giá dầu tăng và sự cạnh tranh trên thị trường lao động (chủ yếu với các nhà máy FDI). Điều này tác động tiêu cực đến toàn bộ chuỗi cung ứng hàng dệt may, từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ.

Theo SSI Research, biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất trong nước tiếp tục bị thu hẹp. Cùng với đó, doanh thu và biên lợi nhuận có thể giảm sút nếu nền kinh tế Mỹ (thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam) suy yếu hoặc áp lực lạm phát cao hơn xảy ra trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023.

Cùng chung quan điểm, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự phóng nhu cầu hàng dệt may có xu hướng giảm do tình trạng "quá mua" của người tiêu dùng trong năm 2021 và lạm phát cao đang thắt chi tiêu người dân vào các sản phẩm tiêu dùng không thiết yếu.

VDSC cho rằng lợi nhuận các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam sẽ có sự phân hóa trong nửa cuối năm. Theo đó, 6 tháng cuối năm 2022 sẽ chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất trong nước về cả nguồn nguyên liệu đầu vào lẫn đơn hàng đầu ra trong bối cảnh đơn hàng không còn dồi dào như nửa đầu năm.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN