Vì sao "huyết mộ" của quân sư Bàng Thống ngàn năm bất khả xâm phạm?

Là quân sư tài năng sánh ngang Gia Cát Lượng, sau khi chết, Bàng Thống được chôn cất trong "huyết mộ" ở Bạch Mã Quan. Mộ cổ này nguyên vẹn suốt ngàn năm.
Vi sao
 Bàng Thống là một trong những quân sư nổi tiếng nhất thời Tam quốc. Ông được đánh giá là quân sư sánh ngang Gia Cát Lượng. 

Vi sao
 Bàng Thống, hiệu Phượng Sồ, từng là môn khách của Chu Du và tham gia nhiều chiến dịch quan trọng của Đông Ngô bao gồm trận Xích Bích. Do không được Tôn Quyền trọng dụng vì bị xem thường tướng mạo xấu xí nên về sau Bàng Thống quyết định về dưới trướng Thục Hán. 

Vi sao
Kể từ khi phò tá Lưu Bị, Bàng Thống thể hiện sự mưu trí, tài thao lược hơn người nên nhanh chóng có địa vị vững chắc. Ông được phong chức Quân Sư Trung Lang Tướng - chức vụ ngang bằng với Gia Cát Lượng.  

Vi sao
Tuy nhiên, quân sư lỗi lạc này là người đoản mệnh. Ông qua đời năm 214, hưởng thọ 38 tuổi. Nguyên nhân tử vong là di trúng tên của quân Tào Ngụy khi hai nước giao chiến.  

Vi sao
 Do tình hình chiến sự nguy cấp nên Lưu Bị lúc ấy chỉ có thể an táng cho Bàng Thống một cách vội vàng. Sau khi tình hình ổn định, Lưu Bị quyết định dựng một lăng mộ lớn ở Bạch Mã Quan và tái chôn cất Bàng Thống tại đó. Bên trong mộ còn đặt mũ áo giáp trụ của Bàng Thống và một số đồ tùy táng.

Vi sao
 Điều khó tin là lăng mộ của Bàng Thống nằm ở gần kinh đô Thục Hán, nhiều người qua lại nhưng trong gần 2.000 năm không có tên trộm mộ nào xâm phạm. Điều này khiến công chúng không khỏi tò mò vì sao nơi an nghỉ ngàn thu của quân sư này nguyên vẹn như vậy. 

Vi sao
 Trước bí ẩn này, giới nghiên cứu cho rằng, khi còn sống, Bàng Thống là người được dân chúng kính trọng, yêu quý. Người dân sống xung quanh Bạch Mã Quan tự coi mình là người canh gác giấc ngủ ngàn thu của quân sĩ tài năng này.

Vi sao
Nhờ những người canh mộ đặc biệt này, ngôi mộ của Bàng Thống không bị những kẻ trộm mộ xâm phạm suốt ngàn năm. 

Vi sao
Một nguyên nhân khác được cho là vì bên trong mộ của Bàng Thống có bộ mũ áo giáp trụ dính máu mà mưu sĩ này mặc trong trận chiến cuối cùng. Vì vậy, dân gian gọi đó là "huyết mộ" hay "mộ máu". 

Vi sao
 Thêm nữa, bên trong lăng mộ của Bàng Thống được cho là không có đồ tùy táng giá trị. Vì những lý do trên, nơi an nghỉ của quân sư vĩ đại này nguyên vẹn theo năm tháng. 

Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.



Tâm Anh (TH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN