Tìm ra dấu hiệu một hành tinh lý tưởng cho sự sống

Mới đây các nhà khoa học đã phát hiện một dấu hiệu mới giúp tìm kiếm một hành tinh lý tưởng phù hợp cho sự sống.
Tim ra dau hieu mot hanh tinh ly tuong cho su song
Theo các nhà khoa học, một thứ nghe chừng "không liên quan" đến sự sống lại có thể là chìa khóa tìm kiếm một hành tinh lý tưởng. Đó chính là một mặt trăng vừa đủ lớn như Mặt Trăng của Trái Đất.  

Tim ra dau hieu mot hanh tinh ly tuong cho su song-Hinh-2
Theo nhóm nghiên cứu ẫn đầu bởi phó giáo sư Miki Nakajima từ Đại học Rochester (Mỹ), chính Mặt Trăng đã góp phần giúp Trái Đất có một môi trường lý tưởng cho sự sống phát triển và tiến hóa. 

Tim ra dau hieu mot hanh tinh ly tuong cho su song-Hinh-3
Cụ thể, Mặt Trăng kiểm soát độ dài của ngày và thủy triều đại dương, ảnh hưởng đến chu kỳ sinh học của tất cả các dạng sống trên hành tinh. Nó cũng đóng góp vào việc điều chỉnh khí hậu Trái Đất thông qua việc ổn định trục quay của hành tinh. 

Tim ra dau hieu mot hanh tinh ly tuong cho su song-Hinh-4
 Vì thế, các nhà khoa học cho rằng tìm kiếm một Mặt Trăng giống với Mặt Trăng của Trái Đất chính là công cụ sàng lọc hữu hiệu để các nhà thiên văn xác định các hành tinh có tiềm năng sở hữu sự sống.

Tim ra dau hieu mot hanh tinh ly tuong cho su song-Hinh-5
Tuy nhiên, đó phải là một mặt trăng đủ lớn để có tác động vừa phải đến hành tinh của nó. Mặt Trăng của chúng ta có bán kính lớn hơn 1/4 bán kính của chính Trái Đất, một tỉ lệ lớn hơn nhiều so với hầu hết các mặt trăng của hành tinh khác. 

Tim ra dau hieu mot hanh tinh ly tuong cho su song-Hinh-6
Nhóm của phó giáo sư Nakajima ở Đại học Rochester cùng nhiều nhà khoa học khác từ Đại học Arizona (Mỹ) và Viện Công nghệ Tokyo (Nhật Bản) đã kiểm tra sự hình thành Mặt Trăng và kết luận rằng chỉ một số loại hành tinh mới đủ sức tạo nên mặt trăng lớn so với hành tinh mẹ. 

Tim ra dau hieu mot hanh tinh ly tuong cho su song-Hinh-7
Mặt Trăng của chúng ta được cho là ra đời từ vụ va chạm giữa địa cầu non trẻ và hành tinh Theia to cỡ Sao Hỏa khoảng 4,5 tỉ năm trước. Vụ va chạm khiến các mảnh vỡ đá bụi được bắn ra không gian, hình thành một đĩa bay hơi quanh quỹ đạo Trái Đất.

Tim ra dau hieu mot hanh tinh ly tuong cho su song-Hinh-8
 Theo thời gian, đĩa này nguội đi vào tạo ra các hạt trăng lỏng - khối xây dựng mặt trăng - rồi dần kết tụ thành một thiên thể mới. 

Tim ra dau hieu mot hanh tinh ly tuong cho su song-Hinh-9
 Các hành tinh đá quá lớn (hơn 6 lần khối lượng Trái Đất) và các hành tinh bằng hoặc lớn hơn Trái Đất sẽ tạo ra các đĩa bay hơi hoàn toàn, nơi các hạt trăng đang phát triển chịu lực kéo khí quá mạnh và rơi ngược về hành tinh mẹ, do đó những thứ còn lại không đủ để tạo nên một mặt trăng lớn.

Tim ra dau hieu mot hanh tinh ly tuong cho su song-Hinh-10
 Điều này rất có ý nghĩa vì việc tìm kiếm các ngoại hành tinh hiện nay chủ yếu tìm ra những thế giới lớn hơn 6 lần khối lượng Trái Đất trở lên, đơn giản vì chúng dễ tìm hơn các hành tinh nhỏ như Trái Đất, nhưng rõ ràng điều này sẽ khiến giấc mơ tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh còn xa vời.

Tim ra dau hieu mot hanh tinh ly tuong cho su song-Hinh-11
 Những dữ liệu mới có thể sẽ cung cấp định hướng cần thiết cho những chiến dịch săn tìm bản sao Trái Đất trong tương lai, bởi lẽ các kính thiên văn hiện tại đã đủ sức để tìm kiếm nhiều ngoại hành tinh đá cỡ nhỏ như Trái Đất cũng như xác định được vài mặt trăng ngoài hệ Mặt Trời.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV



Thùy Dung (T.H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN