Phát hiện quan trọng về não của thiên tài Einstein

Sau khi cha đẻ của thuyết tương đối Albert Einstein qua đời năm 1955, một bác sĩ đánh cắp bộ não của thiên tài Einstein trong lúc khám nghiệm tử thi. Về sau, một số nhà nghiên cứu có phát hiện quan trọng về não của ông. 
Phat hien quan trong ve nao cua thien tai Einstein
 Vào lúc 1h15 sáng 18/04/1955, thiên tài Einstein qua đời tại bệnh viện Princeton, Mỹ. Nguyên nhân tử vong là vì vỡ phình mạch. Sau đó, các bác sĩ tiến hành khám nghiệm tử thi cha đẻ của thuyết tương đối trước khi tiến hành tang lễ. 

Phat hien quan trong ve nao cua thien tai Einstein-Hinh-2
 Trong quá trình khám nghiệm, bác sĩ bệnh lý học thuộc bệnh viện Princeton là Thomas Harvey bí mật lấy trộm bộ não của nhà khoa học Einstein.

Phat hien quan trong ve nao cua thien tai Einstein-Hinh-3
 Khi tiến hành lễ tang cho Einstein, con trai của nhà khoa học lừng danh thế giới phát hiện thi hài của cha không nguyên vẹn nên vô cùng tức giận. Dù vậy, sau khi được thuyết phục, con trai ông đồng ý cho giới chuyên gia tiến hành nghiên cứu bộ não của cha để xem não của thiên tài khác người thường thế nào. 

Phat hien quan trong ve nao cua thien tai Einstein-Hinh-4
Do đó, bộ não của Einstein được bảo quản và chia thành 240 mảnh nhỏ. Bác sĩ Harvey tỉ mỉ nghiên cứu và đo đạc. Ông tiết lộ bộ não Einstein nặng 1,230 kg. Đây là trọng lượng trung bình của mỗi người chứng tỏ bộ não của thiên tài không được đo đếm bằng trọng lượng.  

Phat hien quan trong ve nao cua thien tai Einstein-Hinh-5
Phải đến năm 1985, bác sĩ Harvey mới chấp nhận cho một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Berkeley và Alabama tiếp cận bộ não của Einstein để nghiên cứu. 

Phat hien quan trong ve nao cua thien tai Einstein-Hinh-6
Nhờ vậy, nhóm nghiên cứu phát hiện sự to quá mức của các tế bào có nhiệm vụ nuôi dưỡng tế bào thần kinh của Einstein. Từ đây, các chuyên gia suy đoán có lẽ điều này khiến cha đẻ của thuyết tương đối mới có thể để các tế bào thần kinh hoạt động một cách hiệu quả nhất. Phần não còn lại của ông không có điểm gì đặc biệt so với người thường. 

Phat hien quan trong ve nao cua thien tai Einstein-Hinh-7
Đến năm 1999, chuyên gia thần kinh Sandra Witalson và Debra Kigar thuộc Đại học Halmiton, Canada có cơ hội tiếp cận bộ não của Einstein và có phát hiện quan trọng.  

Phat hien quan trong ve nao cua thien tai Einstein-Hinh-8
 Hai chuyên gia trên phát hiện não của Einstein có những thùy đỉnh rất rộng. Những thùy này kiểm soát cảm giác không gian giúp con người xác định được vị trí các vật thật hoặc tưởng tượng. 

Phat hien quan trong ve nao cua thien tai Einstein-Hinh-9
 Thêm nữa, các thùy trên còn chứa những vùng chuyên về lập luận toán học và không gian trừu tượng. Nhờ những điều này mà Einstein có những lợi thế trong nghiên cứu khoa học.

Phat hien quan trong ve nao cua thien tai Einstein-Hinh-10
Tiếp đến, hai chuyên gia thần kinh Sandra Witalson và Debra Kigar nhận thấy não của Einstein không có nắp đỉnh - vùng kiểm soát các cử động tinh tế, khéo léo của bàn tay. Dù vậy, nhà bác học thiên tài này vẫn có thể chơi violon một cách xuất sắc.  

Mời độc giả xem video: Lola June - Thiên tài hội họa 2 tuổi người Mỹ. Nguồn: THDT.



Tâm Anh (theo LS)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN