Đằng sau phong tục lì xì năm mới trăm năm không hẳn ai cũng biết

Lì xì mừng tuổi vào dịp đầu năm, hay những dịp lễ, là một phong tục phổ biến ở các nước Á Đông. Vậy ý nghĩa đằng sau phong tục thú vị này là gì?
Dang sau phong tuc li xi nam moi tram nam khong han ai cung biet
Lì xì hay mừng tuổi dịp Tết Nguyên đán là một phong tục lâu đời của người Việt. Đến nay, tục lệ này vẫn luôn được gìn giữ và trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong những ngày Tết đến Xuân về.  

Dang sau phong tuc li xi nam moi tram nam khong han ai cung biet-Hinh-2
Tục lệ lì xì đầu năm mới có xuất xứ từ Trung Quốc. Có rất nhiều sự tích liên quan đến phong tục này. Tương truyền, có một con yêu quái chuyên xuất hiện vào đêm Giao thừa, thích xoa đầu những đứa trẻ đang ngủ ngon giấc làm chúng bị sốt cao hoặc trở nên ngốc nghếch.

Dang sau phong tuc li xi nam moi tram nam khong han ai cung biet-Hinh-3
Vì thế những gia đình có con nhỏ phải thức cả đêm để canh không cho yêu quái làm hại con mình. Có một gia đình nhà nọ ngoài 50 tuổi mới sinh được một mụn con trai. 

Dang sau phong tuc li xi nam moi tram nam khong han ai cung biet-Hinh-4
 Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà biết rằng chú bé này sẽ gặp họa với yêu quái nên biến thành 8 đồng tiền, cha mẹ chú đem gói vào một mảnh giấy đỏ, đặt bên cạnh gối đứa bé. Khi con quái vật đến, những đồng tiền lóe lên khiến con quái vật hoảng sợ phải bỏ chạy.

Dang sau phong tuc li xi nam moi tram nam khong han ai cung biet-Hinh-5
 Câu chuyện đã được lan truyền khắp mọi nơi và cũng kể từ đó, cứ mỗi dịp Tết đến, người ta lại đem tiền bỏ vào một phong bì đỏ để đem tặng trẻ nhỏ. Dần dần việc ấy đã trở thành thói quen và duy trì cho đến tận bây giờ, mọi người gọi đó là tục lì xì đầu năm mới. 

Dang sau phong tuc li xi nam moi tram nam khong han ai cung biet-Hinh-6
 Phong bao lì xì mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa và tốt đẹp. Phong bao là tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, để tránh dẫn đến những xích mích không đáng có.

Dang sau phong tuc li xi nam moi tram nam khong han ai cung biet-Hinh-7
 Màu đỏ của chiếc bao lì xì tượng trưng cho màu như ý, cát tường, thịnh vượng trong suốt cả năm. Ngoài ra, đó cũng được coi là màu của niềm hy vọng và sự may mắn. Người được nhận lì xì luôn tin rằng những phong bao này sẽ đem lại hạnh phúc và tài lộc trong suốt cả năm. 

Dang sau phong tuc li xi nam moi tram nam khong han ai cung biet-Hinh-8
 Theo tục lệ ở một số địa phương, người nhỏ tuổi không mừng tuổi người lớn hơn, vì vừa không đúng ý nghĩa, vừa bị cho là "hỗn". Tuy nhiên, ngày nay, tục mừng tuổi đã cởi mở hơn, đặc biệt những người nhỏ tuổi nhưng đã lập gia đình, đã có thu nhập thì có thể mừng tuổi cho những bậc cao niên như cha mẹ, ông bà, để chúc may mắn, sức khỏe, bình an.

Dang sau phong tuc li xi nam moi tram nam khong han ai cung biet-Hinh-9
 Sáng sớm mồng Một Tết hay ngày "Chính đán", mọi sinh hoạt ngừng lại, các con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ tổ tiên chúc Tết ông bà, các bậc huynh trưởng và mừng tuổi lẫn nhau. 

Dang sau phong tuc li xi nam moi tram nam khong han ai cung biet-Hinh-10
Theo tục lệ, cứ năm mới tới, kể cả người lớn lẫn trẻ con, mỗi người tự nhiên tăng lên một tuổi. Người lớn "mừng tuổi" trẻ em một cách cụ thể bằng những đồng tiền mới trong những "phong bao". 

Dang sau phong tuc li xi nam moi tram nam khong han ai cung biet-Hinh-11
 Tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết gọi là "Tiền mở hàng". Xưa còn có lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ (chứ không phải là tiền chẵn), ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều.

Dang sau phong tuc li xi nam moi tram nam khong han ai cung biet-Hinh-12
 Số tiền trong mỗi bao lì xì dù ít hay nhiều đều được coi là món quà tinh thần trong dịp đầu năm mới, có ý nghĩa biểu trưng cho một năm mới tốt đẹp và sung túc. Ý nghĩa của một chiếc bao lì xì không nằm ở số lượng là bao nhiêu mà chính là ở những thông điệp mà nó muốn gửi gắm tới người được nhận. 

Mời các bạn xem video: Hương vị ngày tết Trung thu thập niên 70. Nguồn: VTV



Thùy Dung (T.H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN