Bí ẩn lăng mộ Tutankhamun dần hé lộ từ bức thư năm 1934

Lăng mộ Tutankhamun vẫn luôn ẩn chứa những bí mật chưa có lời giải. Thế nhưng một trong số bí ẩn đó đã được bật mí nhờ vào bức thư gừi từ năm 1934.
Bi an lang mo Tutankhamun dan he lo tu buc thu nam 1934
 Năm 1923, cùng với sự cho phép từ các quan chức Ai Cập, lăng mộ của Pharaoh Tutankhamun chính thức được mở cửa sau một năm kể từ khi phát hiện được công bố. 

Bi an lang mo Tutankhamun dan he lo tu buc thu nam 1934-Hinh-2
Thế nhưng, Howard Carter, nhà khảo cổ học đã phát hiện ra lăng mộ của pharaoh Tutankhamun vào năm 1922, từ lâu đã bị người Ai Cập nghi ngờ ăn cắp kho báu trong khu mộ trước khi nó chính thức được công bố. Giả thuyết cho rằng Carter có thể đã niêm phong ngôi mộ và sau đó đóng nắp lại cho buổi ra mắt chính thức. 

Bi an lang mo Tutankhamun dan he lo tu buc thu nam 1934-Hinh-3
Dẫu vậy, dường như không có bằng chứng chứng minh điều đó. Tuy nhiên, một manh mối gần đây đã được đưa ra, trong một bức thư chưa từng được công bố trước đó được gửi cho ông Carter vào năm 1934 từ một học giả lỗi lạc người Anh trong nhóm khai quật của riêng ông. 

Bi an lang mo Tutankhamun dan he lo tu buc thu nam 1934-Hinh-4
 Bức thư gửi cho nhà khảo cổ học phát hiện lăng mộ của vị pharaoh Ai Cập trẻ tuổi Tutankhamun do Alan Gardiner - nhà ngữ văn hàng đầu viết. Nhà khảo cổ học Carter đã nhờ Gardiner dịch những chữ tượng hình được tìm thấy trong lăng mộ 3.300 năm tuổi.

Bi an lang mo Tutankhamun dan he lo tu buc thu nam 1934-Hinh-5
Sau đó, nhà khảo cổ học người Anh đưa cho Gardiner một chiếc bùa hộ mệnh kèm cam kết rằng chiếc bùa này không phải lấy từ lăng mộ vua Tut.  

Bi an lang mo Tutankhamun dan he lo tu buc thu nam 1934-Hinh-6
 Tuy nhiên, Gardiner đưa chiếc bùa hộ mệnh cho Rex Engelbach - giám đốc người Anh lúc bấy giờ của Bảo tàng Ai Cập ở Cairo - và thất vọng khi được biết rằng chiếc bùa thực sự đến từ lăng mộ vua Tut bởi nó khớp với những hiện vật khác, chứng tỏ chúng đều được làm từ một khuôn. 

Bi an lang mo Tutankhamun dan he lo tu buc thu nam 1934-Hinh-7
 Khi viết thư cho nhà khảo cổ học Carter, Gardiner đính kèm bản nhận định của Engelbach có nội dung là: “Bùa hộ mệnh mà ông đưa cho tôi chắc chắn đã bị đánh cắp khỏi lăng mộ của Tutankhamun". Gardiner nói với Carter: "Tôi cực kỳ hối hận vì đã bị đặt vào một vị trí quá khó xử".

Bi an lang mo Tutankhamun dan he lo tu buc thu nam 1934-Hinh-8
Các bức thư, hiện nằm trong một bộ sưu tập tư nhân, sắp được xuất bản trong một cuốn sách của Nhà xuất bản Đại học Oxford, mang tên "Tutankhamun and the Tomb that Changed the World" (tạm dịch: Tutankhamun và lăng mộ đã thay đổi thế giới).

Bi an lang mo Tutankhamun dan he lo tu buc thu nam 1934-Hinh-9
 Thường được gọi là "Boy King", Pharaoh Tutankhamun đã cai trị Ai Cập trong khoảng một thập kỷ trước khi qua đời ở tuổi 19 vào năm 1324 trước Công nguyên. Thông qua xét nghiệm di truyền, giờ đây con người đã biết rằng Tutankhamun chính là cháu trai của Pharaoh Ai Cập Amenhotep III.

Bi an lang mo Tutankhamun dan he lo tu buc thu nam 1934-Hinh-10
 Ngoài sự đảo ngược của các cuộc cải cách tôn giáo, đưa Ai Cập thoát khỏi một xã hội đa thần, thời gian Tut trên ngai vàng của Ai Cập không có gì nổi bật và phần lớn bị lãng quên trước khi nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter phát hiện ra lăng mộ của ông vào những năm 1920.

Bi an lang mo Tutankhamun dan he lo tu buc thu nam 1934-Hinh-11
Trong ngôi mộ đó, người ta đã tìm thấy xác ướp của Tut, mang đến cái nhìn sâu sắc vô song về cuộc đời của nhà cai trị Ai Cập trẻ tuổi. Một bức ảnh chụp X-quang vào năm 1968 đã cho thấy một lỗ hổng ở phía sau hộp sọ của Tut, một số suy đoán vị Pharaoh trẻ tuổi đã bị ám sát. 

Bi an lang mo Tutankhamun dan he lo tu buc thu nam 1934-Hinh-12
 Thay vào đó, theo lịch sử, nhiều người tin rằng cái chết của Tut có thể là do biến chứng liên quan đến gãy chân, được tiết lộ qua ảnh chụp CT được thực hiện vào năm 1995. Tiến sĩ Zahi Hawass, Tổng thư ký của Hội đồng Cổ vật Tối cao ở Cairo (năm 2005), đồng ý với giả thuyết về cái chân của Tut - chứ không phải là một âm mưu giết người.

Mời các bạn xem video: Ai Cập mở nắp quan tài chứa xác ướp người phụ nữ còn nguyên vẹn suốt 3000 năm. Nguồn: VTV



Thùy Dung (T.H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN