Sáng nay không có ca mắc COVID-19 mới, đã chữa khỏi bệnh cho hơn 1.600 người

Lúc 6h ngày 19/2, theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Việt Nam đã chữa khỏi 1.605 bệnh nhân.
Tính đến 6h ngày 19/2: Việt Nam có tổng cộng 1448 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 755 ca.
Tính từ 18h ngày 18/2 đến 6h ngày 19/2: 0 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Đến thời điểm này, nước ta còn 139.446 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly). 
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.605 bệnh nhân COVID-19.
Sang nay khong co ca mac COVID-19 moi, da chua khoi benh cho hon 1.600 nguoi
 
Liên quan đến công tác điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong thời gian qua, Bộ Y tế tiếp tục tăng nhân lực hỗ trợ, chỉ đạo các địa phương, cơ sở y tế thực hiện tốt công tác điều trị cho người mắc bệnh.
Cũng trong hôm nay, bệnh viện dã chiến số 3 của Hải Dương đi vào hoạt động. Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Hải Dương, đến nay các hạng mục tại BV dã chiến số 3 cơ bản hoàn thành, có 329 giường bệnh. BV đã sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị.
Đến nay, Cẩm Giàng là ổ dịch nguy hiểm nhất của tỉnh. Hải Dương đã tiến hành hàng loạt giải pháp tại địa phương này. Toàn bộ 100% các doanh nghiệp tại Cẩm Giàng phải thực hiện việc xét nghiệm cho công nhân trước khi nối lại sản xuất sau kỳ nghỉ Tết.
Tại buổi kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Hải Dương chiều qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định: "Chúng ta có thể nhận thấy đợt dịch thứ 3 tại Hải Dương có sự phức tạp, nghiêm trọng hơn hẳn các đợt dịch trước. Đây là chủng virus đột biến với tốc độ và thời gian lây lan nhanh hơn nhiều so với trước đây. 
Bên cạnh đó, việc xảy ra ở tại 1 đơn vị sản xuất với hàng ngàn công nhân cũng chính là nguyên nhân khiến virus lây lan nhanh chóng hơn. Về năng lực xét nghiệm, tôi rất yên tâm khi nghe Hải Dương báo cáo.
Tuy nhiên, chúng ta phải đẩy nhanh tiến độ. Đề nghị các đồng chí lãnh đạo địa phương chỉ đạo các đơn vị y tế, CDC, các đơn vị hỗ trợ của Bộ Y tế thực hiện triệt để để giúp đỡ Hải Dương hoàn thành tốt nhiệm vụ". 
GS.TS Nguyễn Trường Sơn cho biết: "Đây không phải là thời gian quá sớm để chúng ta tính đến phương án nối lại hoạt động sản xuất tại tâm dịch Chí Linh nói riêng và địa bàn toàn tỉnh Hải Dương nói chung.
 Tuy nhiên, chúng ta cần phải kiểm tra, đánh giá các doanh nghiệp có đủ an toàn với COVID-19. Đồng thời, Hải Dương cần phải xây dựng tình huống khi có COVID-19 tái bùng phát thì xử lý y tế như thế nào, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp ra sao".  
Hồng Quyên

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN