Bộ trưởng LĐTB&XH: Chuyển lương của chồng vào tài khoản vợ là bình thường

Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, thay vì lĩnh lương rồi đưa cho vợ kiểm soát, thì việc chuyển thẳng lương vào tài khoản của vợ là hết sức bình thường.

Chiều 16/12, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa 14, kỳ họp thứ 8 thông qua.

Báo cáo tổng quan về Bộ Luật Lao động 2019, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ luật vừa được thông qua với 17 chương, 220 điều, đã có nhiều sửa đổi, bổ sung lớn, quan trọng, và sẽ có khoảng 14 nghị định, 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 7 thông tư của Bộ LĐ,TB&XH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.

Đáng lưu ý, Bộ luật này có 3 nội dung sửa đổi bổ sung lớn. Trong đó, Bộ luật đã mở rộng đối tượng điều chỉnh đối với cả người lao động có quan hệ lao động và người lao động không có quan hệ lao động.

Bo truong LDTB&XH: Chuyen luong cua chong vao tai khoan vo la binh thuong
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung 

Trên cơ sở đó, điều chỉnh tất cả người lao động có quan hệ lao động với khoảng gần 20 triệu người. Đồng thời mở rộng áp dụng một số quy định của Bộ luật đối với cả người lao động không có quan hệ lao động, một số nội dung được áp dụng cho toàn bộ lực lượng lao động xã hội với khảng 55 triệu người.

Ngoài ra Bộ luật cũng có quy định để mở rộng diện bao phủ và nâng cao khả năng nhận diện người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, dựa trên các dấu hiệu bản chất của quan hệ lao động cá nhân.

Cùng với đó, Bộ Luật lao động cũng sửa đổi phù hợp hơn với các nguyên tắc của kinh tế thị trường. Trên cơ sở đó, Bộ luật ban hành các tiêu chuẩn tối thiểu như tiền lương tối thiểu, thời giờ làm việc tối đa; tạo lập khung khổ pháp luật để các bên thương lượng về các quyền lợi cụ thể của mình cao hơn mức tối thiểu do nhà nước quy định; không can thiệp có tính hành chính vào việc quyết định các vấn đề cụ thể của doanh nghiệp như vấn đề trả lương của doanh nghiệp. Các bên trong quan hệ lao động có quyền được tự thương lượng và thỏa thuận về tiền lương và các điều kiện làm việc khác; có quyền quyết định tham gia hay không tham gia quan hệ việc làm, tổ chức đại diện, có quyền quyết định những vấn đề cụ thể của mình.

Bộ luật Lao động cũng sửa đổi theo hướng đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử trong lao động, nhất là bình đẳng không phân biệt đối xử về giới, tình trạng khuyết tật…

Đáng lưu ý, theo ông Dung, Bộ luật đã thể chế hóa Nghị quyết số 28

Theo TP

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN