Giá tiêu và cà phê đồng loạt tăng phiên đầu tuần 28/9

Giá cà phê hôm nay 28/9 ghi nhận tăng nhẹ 100 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Tương tự, giá tiêu tiếp tục tăng và đang dao động quanh mức từ 48.000 - 51.000 đồng/kg. 
Giá cà phê tăng nhẹ
Theo đó, giá tại Đắk Lắk đang giao dịch phổ biến ở mức 32.500 đồng/kg.

Ở huyện Đắk Hà của tỉnh Kon Tum, cà phê Robusta đang ở mức 32.300 đồng/kg, đây là hai mức giá tốt nhất khu vực các tỉnh Tây Nguyên.

Tại các huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng, giá cà phê Robusta trong phiên giao dịch sáng nay 32.000 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg so với hôm 26/9.

Cùng thời điểm, tại một số địa phương như Bảo Lộc, giá Robusta có thể cao hơn mặt bằng chung khoảng 100 đồng/kg lên 32.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Nghĩa (Đắk Nông) hiện đang ở mức 32.300 đồng/kg, cà phê Robusta ở Gia Lai đang ở mức 32.300 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.

Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 32.000 - 32.500 đồng/kg.
Gia tieu va ca phe dong loat tang phien dau tuan 28/9
 
Giá tiêu tiếp tục tăng

Cụ thể, tại tỉnh Gia Lai giá tiêu hôm nay quay đầu tăng nhẹ 300 đồng/kg lên mức 48.500 đồng/kg.

Riêng các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 49.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 51.000 đồng/kg, đây là địa phương có giá cao nhất toàn miền.

Cùng thời điểm, tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay đang ở mức 50.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Đồng Nai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức thấp nhất toàn miền 48.000 đồng/kg.

Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 48.000 - 51.000 đồng/kg.

Theo báo cáo của Cộng đồng Hồ Tiêu Quốc Tế (IPC), giá tiêu thế giới trong tháng 8/2020 tăng đều ở các nước sản xuất. Ngoại trừ giá tiêu đen ASTA của Indonesia giảm tới 9,42 % do sự suy yếu của đồng Rupiah và thương nhân địa phương đẩy mạnh bán hàng tồn kho trước thềm vụ mới.

Hiện nay, Brasil và Indonesia đang tiến hành thu hoạch vụ mùa mới, dự kiến sẽ kết thúc vào cuối tháng 11.

Tuy nhiên, cả hai nhà sản xuất đang gặp nhiều hạn chế do thời tiết không thuận lợi, có thể làm chất lượng hạt tiêu sụt giảm và nhất là dịch bệnh COVID-19 bùng phát lần hai khiến họ phải tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội từng phần, trong khi hoạt động xuất khẩu cũng chậm lại và chi phí vận tải đường biển tăng cao.

Hồng Quyên

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN