Cục ATTP đang xác minh viên tăng cân G-star và giảm cân L-star bị tố chứa chất cấm

Cục An toàn thực phẩm cho biết đã nắm được thông tin phản ánh về việc thực phẩm chức năng giảm cân G-star và giảm cân L-star bị tố chứa chất cấm Sibutramine và Phenolphthaleine, hiện Cục đang xác minh, sẽ công khai kết quả và xử lý nghiêm.

Mới đây, trao đổi với PV Kiến Thức về việc thực phẩm chức năng giảm cân G-star và giảm cân L-star bị tố chứa chất cấm Sibutramine và Phenolphthaleine, ông Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết đơn vị đã nắm được thông tin phản ánh, hiện đơn vị này đang trong quá trình xác minh. 

“Kết quả ra sao sẽ được công khai và xử lý nghiêm”, ông Phong  khẳng định.

Trước đó, Kiến Thức nhận được phản ánh của độc giả về việc nghi vấn thực phẩm chức năng giảm cân G-star và giảm cân L-star bị tố chứa chất cấm. Do lo ngại về vấn đề sức khỏe, khách hàng đã mua 2 sản phẩm này mang tới Trung tâm Chứng nhận phù hợp (Quacert) kiểm nghiệm.

Cuc ATTP dang xac minh vien tang can G-star va giam can L-star bi to chua chat cam
Ngoài ra, sản phẩm G-Star là dòng sản phẩm được nâng cấp từ viên uống tăng cân SQA Nhật Bản.

Kết quả cho thấy trong thực phẩm chức năng giảm cân G-star và giảm cân L-star có 2 thành phần giống với danh mục các chất cấm trong khuyến cáo và quy định của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế). 

Đây đều là các hợp chất nguy hại cho sức khỏe của người dùng, bị cấm sử dụng trong điều chế thuốc và được kiểm soát nghiêm ngặt từ Bộ Y tế.

Đồng thời, Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người tiêu dùng cẩn trọng với thông tin một số tổ chức, cá nhân đã cố tình vi phạm những quy định về sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không thực hiện việc công bố hợp quy sản phẩm,…

Lo ngại cho sức khỏe bản thân và chất lượng sản phẩm, khách hàng đã mua thực phẩm chức năng giảm cân G-star và giảm cân L-star gửi phản ánh đến báo chí và cơ quan chức năng với mong muốn làm rõ nghi vấn.
"Nếu 2 sản phẩm này có chứa chất cấm đề nghị cơ quan chức năng thu hồi, xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu 2 sản phẩm không chứa chất cấm thì việc cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xác minh và có kết luận rõ ràng cũng là động thái tốt để cho những khách hàng đã mua, dùng sản phẩm thực phẩm chức năng giảm cân G-star và giảm cân L-star được an tâm và tiếp tục ủng hộ công ty. Đồng thời, nếu kết luận 2 sản phẩm không chứa chất cấm cũng là sự khẳng định của công ty về sản phẩm của đơn vị mình với khách hàng, xóa tan ngờ vực đang có từ trước nay" - người mua sản phẩm cho biết.
Cuc ATTP dang xac minh vien tang can G-star va giam can L-star bi to chua chat cam-Hinh-2
Sản phẩm tăng cân G-Star và giảm cân L-Star của Công ty TNHH Health Star bị tố chứa chất cấm Sibutramine và Phenolphthaleine.

Qua tìm hiểu, sản phẩm viên uống tăng cân G-Star được phân phối bởi công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ C Star; còn viên uống giảm cân L-Star được phân phối và chịu trách nhiệm bởi công ty TNHH Health Star. Điều đáng nói cả hai công ty này đều có cùng một địa chỉ tại số 228 Lệ Ninh kéo dài, phường Quán Bàu, TP.Vinh, Nghệ An, và cùng một người đại diện theo pháp luật cũng là bà Hoàng Thị Thuận. Còn địa chỉ sản xuất Công ty TNHH Medistar Việt Nam.

Theo một số lời quảng cáo thì viên uống G-Star là dòng sản phẩm được nâng cấp từ sản phẩm viên uống tăng cân SQA của công ty TNHH Infinity Beauty Việt Nam, có nguồn gốc Nhật Bản với 100% thành phần tự nhiên, không gây tác dụng phụ - đây là sản phẩm từng bị Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng. Nếu phát hiện việc lưu hành sản phẩm bất hợp pháp đề nghị thông báo ngay cho cơ quan chức năng tại địa phương để xử lý theo quy định.

Liên quan đến vấn đề này, PV đã trao đổi với đại diện công ty TNHH Health Star. Theo đó, vị này cho biết: “Trước đây bà Hoàng Thị Thuận - Giám đốc bên tôi có làm chung với một người và có đứng tên cho công ty đó.

Tuy nhiên, sau khi phát hiện ra sản phẩm SQA không rõ nguồn gốc xuất xứ thì bản thân giám đốc Thuận đã dừng và rút chân ra. Nếu tìm hiểu sâu thì vẫn thấy có sản phẩm đó bán tràn lan trên thị trường”.

PV đặt câu hỏi, rằng tại sao bà Hoàng Thị Thuận không kiểm tra nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm SQA trước rồi mới đứng tên, chỉ đến khi cơ quan chức năng lên tiếng bà Thuận mới "rút chân"? Thay vì cho biết lý do, vị này chỉ nói ngắn gọn: "G- Star hoàn toàn không phải là dòng sản phẩm nâng cấp từ SQA".

Về thông tin sản phẩm tăng cân G-star và giảm cân L-star bị tố chứa chất cấm Sibutramine và Phenolphthaleine, đại diện của công ty TNHH Health Star cho hay, sản phẩm của mình không hề chứa chất cấm như phản ánh và khẳng định trong thời gian tới sẽ vẫn tiếp tục tung 2 sản phẩm này ra thị thường.

Khi PV yêu cầu phía công ty cung cấp tài liệu để chứng minh sản phẩm của công ty an toàn, thì người đại diện này cho biết sẽ cung cấp sau. Tuy nhiên, đến nay PV chưa hề nhận được bất cứ tài liệu nào từ công ty TNHH Health Star.

Còn Công ty TNHH Medistar Việt Nam cho biết, công ty này là đơn vị nhận gia công sản xuất sản phẩm L-Star theo đơn đặt hàng của Công ty TNHH Health Star. Và mới chỉ sản xuất 1 lô duy nhất, sản phẩm đã chuyển giao toàn bộ cho Công ty TNHH Health Star.
Theo khảo sát của PV, thực phẩm chức năng giảm cân G-star và giảm cân L-star đang được ra bán rầm rộ trên mạng xã hội và các website thương mại điện tử với giá niêm yết của G-Star là 850.000 đồng và 950.000 đồng với viên giảm cân L-Star.
Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin.

Phenolphthalein là hóa chất thường được sử dụng trong việc đo độ kiềm/axit (pH) của dung dịch dựa vào khả năng đổi màu của nó. Chất này đã từng được sử dụng trong điều trị táo bón nhưng do các nghiên cứu cho thấy nó có khả năng là chất gây ung thư (carcinogen) nên đã bị FDA cấm lưu hành từ năm 1999. Hiện nay, chất này đã bị loại bỏ hoàn toàn khỏi thành phần hoạt tính của tất cả các loại thuốc lưu hành tại Mỹ.

Tác dụng của Phenolphthalein cũng chính là lí do khiến cho nó trở nên phổ biến trong các sản phẩm giảm cân như Gây nên cảm giác chán ăn; tạo cảm giác no dù ăn rất ít; tăng nhu động ruột để đại tiện. Những tác dụng này dẫn đến việc cân nặng giảm cân chỉ trong một thời gian ngắn sử dụng. Mặc dù điều nó mang lại là đáng mong ước, thế nhưng đây là một cơ chế giảm cân phản khoa học.

Còn Sibutramine là hợp chất được sử dụng để giảm sự thèm ăn, thường được dùng trong điều trị bệnh béo phì. Hợp chất này được quản lý chặt chẽ và bị Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấm sử dụng từ tháng 10/2010, do có nguy cơ làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim và gây nguy hiểm cho những người có tiền sử bệnh về động mạch vành, đau tim, loạn nhịp tim hoặc đột quỵ. Ngoài ra, sibutramine cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác có khả năng gây chết người.

Sibutramine đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch hay huyết áp. Chất này làm gia tăng trung bình huyết áp tâm thu và tâm trương khoảng 1-3 mmHg. Đồng thời, Sibutramine cũng làm tăng nhịp tim khoảng 4-5 nhịp mỗi phút, có thể gây rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim và nguy hiểm hơn là có thể gây ngừng tim, đột quỵ.

Ngoài ra, Sibutramine cũng tác động lên hệ thần kinh, với các triệu chứng: mất ngủ (10,7%), chóng mặt (7,0%), lo lắng (4,5%), trầm cảm (4,3%), kích thích thần kinh trung ương (1,5%), mất khả năng cảm xúc (1,3%), hội chứng Gilles de la Tourette, mất trí nhớ ngắn hạn, rối loạn ngôn ngữ…

>>> Xem thêm video: Hậu quả dùng thực phẩm chức năng giả

Nguồn VTC1.

Phi Hùng

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN