Chim sẻ ma cà rồng hút máu con mồi để tồn tại

Chim sẻ ma cà rồng, hoặc tên khoa học là Geospiza difficilis septentrionalis, là một loài chim độc đáo chỉ được tìm thấy trên hai hòn đảo nhỏ Darwin và Wolf trong quần đảo Galapagos, Ecuador.
Chim se ma ca rong hut mau con moi de ton tai
 Đặc biệt, chúng có thói quen kỳ lạ là uống máu của các loài chim khác như một nguồn thực phẩm bổ sung. 

Chim se ma ca rong hut mau con moi de ton tai-Hinh-2
Chim sẻ ma cà rồng thuộc loài phụ của chim sẻ mỏ nhọn, với một chiếc mỏ sắc nhọn có thể đâm xuyên qua nhiều loại trái cây và quả hạch.  

Chim se ma ca rong hut mau con moi de ton tai-Hinh-3
Chúng được gọi là "ma cà rồng" do thói quen mổ da các loài chim lớn hơn và hút máu của chúng khi nguồn thức ăn khác khan hiếm. 

Chim se ma ca rong hut mau con moi de ton tai-Hinh-4
 Dù không ai chắc chắn làm thế nào chim sẻ ma cà rồng phát triển hành vi ăn uống đặc biệt này, nhưng người ta tin rằng chúng đã thích nghi với việc tiêu thụ máu như một nguồn thực phẩm bổ sung, đặc biệt là trên đảo Wolf, nơi nguồn thức ăn khá khan hiếm.

Chim se ma ca rong hut mau con moi de ton tai-Hinh-5
Chim sẻ ma cà rồng sử dụng chiếc mỏ sắc nhọn để tiếp cận nguồn máu bằng cách mổ vào cánh của các loài chim biển cỡ lớn. Dù bị hút máu nhưng các nạn nhân hiếm khi kháng cự, và thậm chí dường như tự nguyện để trở thành con mồi của chim sẻ "ma cà rồng". 

Chim se ma ca rong hut mau con moi de ton tai-Hinh-6
Các nhà khoa học tin rằng hành vi này có thể xuất phát từ thói quen chờ đợi một con chim khác để loại bỏ các bọ hay ký sinh trùng trên da của chúng.  

Chim se ma ca rong hut mau con moi de ton tai-Hinh-7
Trong khi máu không chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, chim sẻ ma cà rồng sở hữu một loại vi khuẩn ruột giúp tiêu hóa sắt và natri trong máu. Vì vậy, chúng có thể sử dụng máu như một nguồn thực phẩm. 

Chim se ma ca rong hut mau con moi de ton tai-Hinh-8
Hành vi ăn máu là điều rất hiếm đối với các loài chim, và hành vi của chim sẻ "ma cà rồng" được coi là một sự thích nghi độc đáo chỉ có tại quần đảo Galapagos. 

Mời quý độc giả xem thêm video: Sững sờ loài động vật có khả năng giao phối đến 8 giờ.



Thiên Trang (TH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN