“Boom hàng” Từ chối đơn hàng và hạn chế của mô hình kinh doanh công nghệ

Đặt hàng, yêu cầu dịch vụ trực tuyến rồi sau đó từ chối (boom hàng) đang trở thành vấn đề trong các giao kèo thiếu chặt chẽ của mối quan hệ mua bán thời công nghệ, khiến nhiều người đòi hỏi giám sát hơn trong các mô hình chia sẻ này 

Các mô hình kinh doanh công nghệ chia sẻ, như Grab, Airbnb, Go-Viet, Bee, Now, Foody… đang tạo điều kiện cho người lao động và khách hàng dễ dàng gặp nhau, lựa chọn và tìm kiếm cơ hội tốt nhất cho mỗi bên, nhưng cũng đồng thời phá vỡ các quy tắc kinh doanh truyền thống, 

Đã có nhiều cuộc hội thảo phân tích về những ưu điểm cũng như mặt hạn chế của mô hình kinh doanh công nghệ chia sẻ được tổ chức bởi các cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp. Nhưng các bất cập và tranh chấp vẫn chưa thể xử lý hết  
“Boom hang” Tu choi don hang va han che cua mo hinh kinh doanh cong nghe
Grab và Go Viet đang tận dụng được tầng lớp lao động thiếu việc làm 

Những đặc thù bất quy tắc 

Có vẻ như hệ thống pháp luật đang nằm ngoài chế tài cho các hình thức mua bán này, cái rất chặt chẽ trong các mô hình kinh doanh truyền thống, thì nay đang trở nên lỏng lẻo hơn bao giờ hết. Nếu không có áp lực từ cộng đồng mạng xã hội - giống như Hội đồng Khách hàng với vai trò giám sát - thì chẳng có gì ép được các bên tuân thủ giao kèo mua bán, nếu họ cảm thấy không muốn.

Rõ ràng, hình thức kinh doanh theo mô hình công nghệ chia sẻ đã tận dụng các nguồn lực chưa được khai thác hiệu quả ở Việt Nam, góp phần tăng tính cạnh tranh trên thị trường dịch vụ (vận tải, phòng trọ, giúp việc nhà, đặt thức ăn…), đồng thời mang đến cho người tiêu dùng những lựa chọn đa dạng hơn.

Một sự bất quy tắc nữa cần nắm bắt đối với các nền tảng này là chúng có nguồn đầu tư lớn huy động được qua các vòng gọi vốn hoặc cổ phần hóa, rồi đưa vốn vào thị trường qua trợ giá, tạo ra lợi thế cạnh tranh không công bằng. Hình thức kinh doanh này dù thua lỗ nặng, nhưng liên tục được đầu tư, bơm tiền hạ giá, gây bất bình đẳng đối với các loại hình kinh doanh truyền thống. 

Ngoài ra khi hình thức kinh doanh mới phá vỡ các quy tắc kinh truyền thống thì các quyền lợi liên kết, từ chăm sóc sức khỏe đến bảo hiểm, từ khâu đào tạo đến nâng bậc tay nghề và cả những cơ hội thăng tiến cho người lao động đều giảm đi, cộng với các rủi ro gia tăng như việc "boom hàng", từ chối dịch vụ. 

Người lao động trong các công ty theo mô hình mới sẽ bị thiệt thòi về lâu dài. Họ không có bảo hiểm thất nghiệp, các chương trình hưu trí và khóa đào tạo nâng cao kỹ năng như các công ty kinh doanh truyền thống. Đó là lý do các công ty công nghệ mới hầu như có rất ít lực lượng lao động gắn bó trung thành.

Trách nhiệm của cơ quan quản lý 

Dịch vụ trên nền tảng chia sẻ đang đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà quản lý chính sách ở Việt Nam như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bảo đảm hài hòa lợi ích đối với các mô hình kinh doanh dịch vụ truyền thống. 

Các cơ quan quản lý cần đưa ra dự kiến một số khuyến nghị đối với người dân, nhà cung cấp, người tiêu dùng, doanh nghiệp… như đề cao trách nhiệm cũng như kiến thức của người tiêu dùng trong việc tự bảo vệ mình khi sử dụng những dịch vụ này. 

Người tiêu dùng có vẻ được lợi. Người lao động nghèo, người già, người thiếu bằng cấp chuyên môn... có vẻ như hồi sinh được thu nhập, Nhưng thực chất họ đang làm đông thêm giới lao động "lệ thuộc" - không có quyền lợi về bảo hiểm sức khỏe, tai nạn, không có bảo đảm công việc, hưu bổng và những giao dịch ngang hàng. Họ cần được bảo vệ.

Các nhà cung cấp cũng phải có những bộ quy tắc, quy chuẩn để đảm bảo an toàn cũng như dịch vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Đối với dịch vụ thanh toán thì khuyến nghị liên quan đến hệ thống thanh toán hiện đại, đảm bảo an toàn trong thanh toán của kinh tế chia sẻ.

Mặc dù hệ thống pháp luật về thương mại điện tử của Việt Nam đã được xây dựng rất sớm, nhưng đối với hình thức này còn chưa thật đồng bộ và cũng còn những điểm chưa thống nhất, do đó còn cần thêm những điều chỉnh về mặt pháp lý để bảo vệ các bên có quyền lợi liên quan đến thương mại điện tử.

Cường Thành

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN