Bất chấp nhiều ký sinh trùng, ốc sên vẫn được chế biến loạt món ăn kinh dị

Tại Việt Nam, bất chấp những lo ngại về việc thịt ốc sên có nhiều ký sinh trùng, vẫn có những người bạo gan dùng ốc sên để chế biến thành món ăn kinh dị.
Bat chap nhieu ky sinh trung, oc sen van duoc che bien loat mon an kinh di
 Nhắc đến ốc sên, nhiều người không khỏi rùng mình vì ốc sên nổi tiếng là loài ốc có độ nhớt cực cao. Thế nhưng thực tế, ốc sên lại là món ăn kinh dị nhưng bổ đưỡng được nhiều người bạo gan ưa thích. 

Bat chap nhieu ky sinh trung, oc sen van duoc che bien loat mon an kinh di-Hinh-2
 Theo tìm hiểu, ốc sên được bắt làm đồ ăn từ thời La Mã cổ đại và dần phổ biển theo thời gian. Khi lan truyền đến nước Pháp, chúng trở nên phổ biến. Trong thời cận đại, trong các lâu đài ở Pháp đã có những trang trại ốc sên riêng để phục vụ bàn ăn cho những bữa tiệc quý tộc. 

Bat chap nhieu ky sinh trung, oc sen van duoc che bien loat mon an kinh di-Hinh-3
 Ngày nay ở Pháp vẫn duy trì nhiều trang trại rộng lớn chỉ chuyên nuôi ốc sên để ăn. Các trang trại này chú trọng tạo ra môi trường hoang dã để ốc sên phát triển tự nhiên nhất và chất lượng thịt ngon.

Bat chap nhieu ky sinh trung, oc sen van duoc che bien loat mon an kinh di-Hinh-4
 Trong ẩm thực Pháp, ốc sên thường được làm sạch, lấy ra khỏi vỏ để chế biến (thường là nướng) rồi đặt lại vào vỏ với bơ và sốt để phục vụ thực khách. Cách chế biến ốc sên phổ biến nhất là kết hợp ốc sên với bơ và tỏi, gà hoặc rượu vang. Một số nguyên liệu gia tăng hương vị có thể thêm vào như cỏ xạ hương, mùi tây, hạt thông.

Bat chap nhieu ky sinh trung, oc sen van duoc che bien loat mon an kinh di-Hinh-5
 Trước khi nấu, ốc sên được nhồi cho ăn những loại thảo dược đặc biệt để tẩy sạch hệ tiêu hóa của chúng, cũng như khử mùi tanh của ốc rồi sơ chế bằng cách rửa, luộc và nấu. Các công đoạn trên có thể kéo dài tới vài ngày vì ốc sẽ được rửa thật sạch, nhất là phần vỏ vì người Pháp thường để cả vỏ khi bày món ốc sên ra đĩa.

Bat chap nhieu ky sinh trung, oc sen van duoc che bien loat mon an kinh di-Hinh-6
 Ốc sên sau khi được làm sạch, lấy ra khỏi vỏ và nấu chín (thường là nướng và thường được nấu chung với bơ tỏi, gà hoặc rượu vang), sau đó được đặt trở lại vào vỏ kèm với bơ, rau mùi tây, kem bọt tỏi và nước sốt để phục vụ thực khách.

Bat chap nhieu ky sinh trung, oc sen van duoc che bien loat mon an kinh di-Hinh-7
Tại Mỹ có món ốc sên cùng bơ với thảo mộc, rượu Absinthe và được dùng như một món ăn nhẹ. Đây cũng là một trong những món nổi tiếng, ngon tuyệt đỉnh được làm từ ốc sên. 

Bat chap nhieu ky sinh trung, oc sen van duoc che bien loat mon an kinh di-Hinh-8
 Trong ảnh là món pizza ốc sên được nhiều người dân Pháp ưa chuộng bởi sự độc đáo và lạ miệng. Tại quán bar Scotch tại Mỹ, đầu bếp Jason Pfiefer cũng đã sáng tạo ra món mới kết hợp xúc xích thịt lợn với ốc băm nhỏ. Sau đó nướng với bơ, thêm mùi tây và tỏi rồi nấu nhừ. Món sốt ốc, xúc xích này sẽ ăn kèm với bánh mì rán.

Bat chap nhieu ky sinh trung, oc sen van duoc che bien loat mon an kinh di-Hinh-9
 Tại Việt Nam, bất chấp những lo ngại về việc thịt ốc sên có nhiều ký sinh trùng, vẫn có những người bạo gan dùng ốc sên để chế biến thành món ăn, tuy nhiên cách chế biến không cầu kỳ như ở các nước phương Tây.

Bat chap nhieu ky sinh trung, oc sen van duoc che bien loat mon an kinh di-Hinh-10
 Đa phần ốc sên ở Việt Nam sẽ được nướng lên và tẩm ướp, thêm gia vị theo khẩu vị từng vùng. Có vùng nướng nguyên con, có vùng băm thịt, trộn thêm gia vị rồi đổ lại vào vỏ ốc đem nướng, có vùng lại vứt vỏ ốc, xiên thịt ốc vào que đem nướng. Những người trải nghiệm cho biết thịt ốc sên khá ngọt và giòn. 

Bat chap nhieu ky sinh trung, oc sen van duoc che bien loat mon an kinh di-Hinh-11
Thực tế, theo các nhà khoa học, ốc sên là loại động vật thân mềm có rất nhiều ấu trùng sống kí sinh. Ấu trùng gây bệnh viêm màng não do nhiễm giun Angiostrongylus cantonensis (A. cantonensis) thường trú ngụ ở ốc sên với những biểu hiện hội chứng não-màng não như đau đầu dữ dội, sốt, buồn nôn... 

Mời quý độc giả xem video: Khám phá những món cơm ngon nhất Việt Nam nhìn mà phát thèm.



Kiều Dụ (TH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN