3 lỗi cơ bản dẫn đến xuất huyết não dù uống thuốc hạ huyết áp 3 năm

Được bác sĩ chẩn đoán xuất huyết não, chị Liu vô cùng băn khoăn. Thực tế, bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp suốt 3 năm, không ngờ lại xảy ra sự tình này.
Chị Liu năm nay 47 tuổi, sống tại Phật Sơn (Trung Quốc). Gia đình rất hoan hỉ khi tậu được căn nhà mới khang trang thì bất ngờ nhận tin dữ.
Dịp Tết Nguyên Đán, chị Lưu đang chuẩn bị khoai tây chiên làm đồ ăn vặt cho cả nhà thì bất ngờ đau đầu dữ dội, đau nhói từng cơn vùng thái dương trái. Cơn đau chưa dịu thì chị Liu lại thấy buồn nôn, nôn nhiều. Thấy vậy, người nhà vội đưa chị đến bệnh viện thành phố.
Khi đến khoa cấp cứu của bệnh viện, bệnh nhân liệt nửa người bên phải rồi bất tỉnh. Huyết áp đo được là 210/128mmHg, hình ảnh chụp CT đầu cho thấy có dấu hiệu xuất huyết não.
Quá trình khám, bác sĩ ghi nhận đồng tử bệnh nhân tròn, kích thước 2 bên đều nhau với đường kính 2,7mm, phản xạ ánh sáng trực tiếp và gián tiếp đều mất. Nếp gấp rãnh mũi má hai bên không nông, khóe miệng không bị lệch. Chẩn đoán bệnh nhân bị xuất huyết não vùng hạch nền bên phải dựa trên tiền sử bệnh tăng huyết áp. Ngay sau đó, bệnh nhân được chỉ định tiến hành phẫu thuật.
3 loi co ban dan den xuat huyet nao du uong thuoc ha huyet ap 3 nam
 Ca phẫu thuật cứu bệnh nhân thoát "cửa tử" song vẫn để lại di chứng liệt các chi bên phải.
Được bác sĩ thông báo tình trạng, người nhà ký giấy đồng ý phẫu thuật cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật cứu chị Liu thoát khỏi “cửa tử” song vẫn để lại di chứng liệt các chi bên phải.
Sau chuyện không may, gia đình rất băn khoăn tại sao bệnh nhân dùng thuốc hạ huyết áp 3 năm mà vẫn xảy ra tình trạng xuất huyết não. Sau khi tìm hiểu thói quen sinh hoạt, bác sĩ kết luận bệnh của chị bắt nguồn từ 3 lỗi cơ bản khi dùng thuốc.
Uống thuốc không thường xuyên. Cách đây 3 năm, chị Liu được bác sĩ chẩn đoán huyết áp cao và kê đơn. Tuy nhiên, bệnh nhân thấy bản thân không khó chịu nhiều nên không uống thuốc thường xuyên.
Thực tế, nhiều người cho rằng huyết áp cao không cần uống thuốc, thậm chí còn cho rằng huyết áp cao không phải là bệnh và sự hiểu lầm này rất nguy hiểm. Nguyên nhân bởi nếu không được kiểm soát, huyết áp cao lâu ngày sẽ làm tổn thương các cơ quan quan trọng như não, tim, thận,… Thậm chí, nó có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như xuất huyết não, nhồi máu não.
Việc điều trị huyết áp cao cần kiên trì, thường xuyên ngắt quãng khiến thuốc không phát huy được tác dụng trị bệnh mà còn ảnh hưởng xấu đến mạch máu.
3 loi co ban dan den xuat huyet nao du uong thuoc ha huyet ap 3 nam-Hinh-2
Không uống thuốc đều đặn, theo dõi huyết áp thường xuyên khiến bệnh nhân không biết bệnh tình trở nặng, gây hậu quả đáng tiếc. 
Không thường xuyên theo dõi huyết áp. Bản thân bị huyết áp cao song chị Liu không mua máy theo dõi huyết áp tại nhà. Thi thoảng chị mới đo ở các phòng khám miễn phí trên phố.
Ngay cả khi cảm thấy chóng mặt, bệnh nhân cũng không nghĩ là hậu quả của huyết áp cao, cho rằng do thay đổi thời tiết hoặc làm việc quá sức. Không theo dõi huyết áp khiến bệnh tình trở nặng mà không hay biết để điều trị kịp thời.
Không chú ý đến chế độ ăn. Khi bị huyết áp cao, bệnh nhân cần ăn nhạt, ít chất béo. Vậy nhưng, chị Liu chỉ tuân theo lời dặn của bác sĩ trong mấy tháng đầu. Thấy sức khỏe ổn định, chị lại sa đà ăn uống không kiêm khem. Lúc này, chị thỏa sức ăn đồ nướng, gà rán lẫn nước ngọt. Trong khi đó, thói quen ăn uống không tốt gây xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu não.
Thông qua trường hợp bệnh của chị Liu, bác sĩ nhấn mạnh người huyết áp cao cần hết sức cảnh giác, quan tâm chăm sóc sức khỏe tổng thể. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ xuất huyết não. Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, dùng thuốc khoa học sẽ ngăn ngừa đáng kể tình trạng này.

Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não (Nguồn video: THĐT)

Định Tâm (Theo 163)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN