Vietcombank dự kiến họp cổ đông vào cuối tháng 4

Vietcombank công bố sẽ triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thường niên vào cuối tháng 4, thông tin về kế hoạch bán vốn cho nước ngoài dự sẽ làm nóng đại hội.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, VCB) vừa thông báo thông tin về đại hội cổ đông, theo đó, 26/3 là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự sự kiện này, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 25/3.
Cuộc họp ngày 26/4 tới nhằm thông qua các tờ trình như: Báo cáo Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành, Ban Kiểm soát về hoạt động kinh doanh năm 2023, định hướng năm 2024; Tờ trình về phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2022; Tờ trình về thông qua báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán và phương án phân phối lợi nhuận năm 2023; Thù lao HĐQT và Ban Kiểm soát,…
Vietcombank du kien hop co dong vao cuoi thang 4
 
Hiện nay, Ngân hàng có kế hoạch bán 6,5% cổ phần cho đối tác nước ngoài và dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2024. Trước đó, hồi tháng 4/2023 tại ĐHĐCĐ thường niên, Vietcombank đã thông qua kế hoạch phát hành riêng lẻ 6,5% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài. Thời điểm đó, Vietcombank cho biết đang triển khai các bước theo thủ tục và đang dừng ở bước thuê tổ chức tư vấn tài chính. Dự kiến, Vietcombank sẽ chào bán riêng lẻ cho đối tác ngoại trong năm 2023 - 2024.
Về kết quả kinh doanh, Vietcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2023 đạt 41.244 tỷ đồng, tăng trưởng 10,4% so với năm 2022, thời xác lập kỷ lục mới về lợi nhuận trong ngành ngân hàng.
Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản Vietcombank đạt hơn 1,839 triệu tỷ đồng, tăng 1,4% so với hồi đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng là trên 1,270 triệu tỷ đồng, tăng 10,9%. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 12,2% lên gần 1,396 triệu tỷ đồng, với tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn ở mức 35,2%.
Nợ xấu nội bảng của Vietcombank tại thời điểm 31/12/2023 là 12.455 tỷ đồng, tăng 59,3% so với cuối năm 2022. Qua đó, kéo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 0,68% lên 0,98%; đồng thời tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ 317% xuống còn 230%. Dù vậy, Vietcombank vẫn là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp hàng đầu hệ thống và tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất nhì ngành ngân hàng.
Kế hoạch kinh doanh năm 2024, Vietcombank đặt mục tiêu đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ít nhất 10%. Ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản ít nhất 8% và tăng trưởng tín dụng ít nhất 12% so cùng kỳ. Mức tăng trưởng tín dụng này kém xa mục tiêu 15% của toàn ngành được NHNN giao trong năm 2024. 
Tổng dư nợ của Vietcombank là 1,27 triệu tỷ đồng, tăng 10,6% so cùng kỳ và thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành là 13,5%. Tiền gửi của Vietcombank tăng 12,1% khi đạt 1,41 triệu tỷ đồng trong năm 2023. ROE sơ bộ đạt 21,7% và ROA là 1,78% trong năm 2023.
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của Vietcombank là 0,97%, giảm 24 điểm cơ bản so quý trước và tăng 29 điểm cơ bản so cùng kỳ, vẫn thuộc nhóm thấp nhất trong ngành.
Vietcombank đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5% trong năm 2024. Tỷ lệ nợ nhóm 2 vào khoảng 0,42% (giảm 22 điểm cơ bản so quý trước và tăng 6 điểm cơ bản so cùng kỳ) tại thời điểm cuối Q4/2023.
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) giảm xuống 185% (giảm 85 điểm cơ bản so quý trước và giảm 47 điểm cơ bản so cùng kỳ) tại thời điểm cuối Q4/2023. 
Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN