VietABank báo lãi 258 tỷ đồng trong quý 1, tỷ lệ nợ xấu 2,54%

Kết thúc quý 1/2024, VietABank ghi nhận lợi nhuận khoảng 258 tỷ đồng, đạt 23% kế hoạch kinh doanh 2024. Tính đến ngày 31/03/2024, ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu 2.54%, vẫn trong tầm kiểm soát.
VietABank bao lai 258 ty dong trong quy 1, ty le no xau 2,54%
VietABank báo lãi 258 tỷ đồng trong quý 1/2024, duy trì nợ xấu dưới 3% 
Ông Phương Thành Long - Chủ tịch VietABank chia sẻ: “Nợ xấu của VietABank tỷ lệ thấp, con số tuyệt đối nhỏ so với quy mô của Ngân hàng và toàn ngành. Các khách hàng đều có tài sản sản đảm bảo, thế chấp là các bất động sản, VietABank luôn đảm bảo, kiểm soát đươc việc xử lý nợ xấu, hoàn toàn thực hiện được kể cả phát sinh có tranh chấp cần xử lý. Vấn đề nợ xấu phải xem xét với từng khoản vay từng khách hàng một".
Năm 2024, VietABank đặt mục tiêu đạt lợi nhuận trước thuế 1.058 tỷ đồng, tăng 15,4% so với kết quả năm 2023. Ngân hàng dự kiến tổng tài sản cuối năm sẽ tăng 4,3%, đạt 116.988 tỷ đồng.
Tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá dự kiến tăng 5,6%, lên 92.027 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng dự kiến tăng 12,3%, đạt 77.741 tỷ đồng, và sẽ được điều chỉnh theo chỉ tiêu do Ngân hàng Nhà nước giao. “Tỷ lệ nợ xấu sẽ được ngân hàng kiểm soát dưới mức 3%” - Quyền Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Trọng cho biết.
VietABank bao lai 258 ty dong trong quy 1, ty le no xau 2,54%-Hinh-2
 Lãi trước thuế giai đoạn 2010 - 2023 của VietABank
Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa qua, HĐQT VietABank đã trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ năm 2024 thông qua việc phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Cụ thể, VietABank dự kiến phát hành tối đa gần 210.6 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 39% (sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 39 cổ phiếu mới). Các cổ phiếu này sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng. Nguồn vốn sử dụng là từ lợi nhuận chưa phân phối sau khi trích lập đầy đủ các quỹ (gần 1,970 tỷ đồng) và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (gần 164 tỷ đồng), dựa trên báo cáo tài chính năm 2023 đã được kiểm toán.
Sau khi hoàn tất việc phát hành cổ phiếu thưởng, vốn điều lệ của VietABank sẽ tăng từ gần 5,400 tỷ đồng lên trên 7,505 tỷ đồng. Thời gian phát hành dự kiến trong năm 2024, sau khi được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Theo Ban lãnh đạo VietABank, việc tăng vốn này sẽ giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, quy mô và chất lượng tài sản sinh lời, tăng cường khả năng đầu tư và kinh doanh. Đồng thời, ngân hàng sẽ nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống đỡ rủi ro hoạt động, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn.
Ngoài ra, VietABank cũng đề xuất ĐHĐCĐ phê duyệt đề xuất niêm yết trái phiếu của ngân hàng phát hành ra công chúng. Cùng với đó, thông qua chủ trương đầu tư góp vốn, mua cổ phần, thành lập, mua lại công ty con và công ty liên kết.
VietABank bao lai 258 ty dong trong quy 1, ty le no xau 2,54%-Hinh-3
ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của VietABank 
Mục tiêu trong năm 2024 của nhà băng còn là niêm yết toàn bộ số cổ phiếu đang lưu hành của VAB tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) khi điều kiện thị trường thuận lợi và được các cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận.
Ban lãnh đạo VietABank cho biết, việc niêm yết cổ phiếu VAB tại Sở Giao dịch Chứng khoán nhằm nâng cao uy tín, tạo thuận lợi cho giao dịch cổ phiếu VAB cho các cổ đông và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.
Về lãi suất ngân hàng, vào tháng 1/2024, lãi suất của VietABank dao động từ 3,8% đến 5,7%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn từ 1 đến 36 tháng với hình thức lĩnh lãi cuối kỳ.
Đến tháng 2/2024, lãi suất giảm xuống còn 3,3% - 5,5%/năm, giảm sâu nhất đến 0,5 điểm %, nhằm điều chỉnh theo điều kiện thị trường.
Tháng 3/2024, lãi suất tiếp tục giảm thêm 0,1 - 0,4 điểm % tại tất cả các kỳ hạn, xuống mức 3% - 5,2%/năm, phản ánh sự cạnh tranh và điều chỉnh theo chính sách tiền tệ. Trong tháng 4/2024, lãi suất duy trì ổn định ở mức 3% - 5,2%/năm, cho thấy ngân hàng đã đạt được mức lãi suất phù hợp với mục tiêu kinh doanh và tình hình thị trường.
Tuy nhiên, đến tháng 5/2024, lãi suất lại giảm thêm 0,2 điểm %, đưa lãi suất xuống còn 2,8% - 5%/năm. Nguyên nhân chính của các đợt giảm lãi suất này là do chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, nhu cầu giảm chi phí huy động vốn và áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng khác.
Quỳnh Ái

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN