Thu nhập của Techcombank chậm lại vì hết thời vốn rẻ và trái phiếu gặp khó?

"Những lợi thế của TCB trong quá khứ như chi phí huy động vốn thấp hay vai trò nhà tạo lập thị trường trái phiếu vẫn đang trong giai đoạn thử thách và sẽ khiến thu nhập của Techcombank chậm lại vào năm 2023" - Chứng khoán Rồng Việt nhận định.
Lợi nhuận tăng trưởng âm trong Q4/22
NII giảm 6% YoY trong Q4/22 và cả năm ghi nhận tăng trưởng 13% YoY. NII giảm do NIM quý 4 (quy năm) giảm 72 bps QoQ và 42 bps năm 2022 so với 2021. NFI tăng bền vững qua từng quý, +21% YoY và +19% QoQ trong Q4/22 và tăng 34% YoY trong 2022.
Động lực chính đến từ doanh số thư tín dụng, thanh toán, thẻ, banca và ngoại hối, cùng với xu hướng khoản phải thu thư tín dụng gia tăng 77% YoY trong 2022. Phí từ mảng ngân hàng đầu tư bắt đâu giảm từ Q2/22 phản ánh hoạt động phát hành trái phiếu trên thị trường kém sôi động hơn, và giảm còn 268 tỷ đồng trong quý 4/22 từ 1058 tỷ ở quý 1.
Tăng trưởng tín dụng đạt 12,5% ytd. Dư nợ cho vay mua nhà và doanh nghiệp phát triển bất động sản tăng so với cuối năm 2021, trong đó tỷ trọng cho vay mua nhà tăng lên 47% và tỷ trọng phát triển bất động sản gần như đi ngang so với cuối 2021.
Thu nhap cua Techcombank cham lai vi het thoi von re va trai phieu gap kho?
Dư nợ và cấu trúc huy động của TCB. 
Tăng trưởng huy động đạt 12,6% ytd. Trong Q4/22, tỷ lệ CASA và tiền gửi có kỳ hạn thay đổi mạnh. Tỷ lệ CASA giảm và tỷ lệ tiền gửi kỳ hạn tăng. Cùng với việc tăng lãi suất tiền gửi đối với các kỳ hạn trên 6 tháng, chi phí vốn tăng nhiều hơn so với tốc độ tăng tỷ suất sinh lời trên tài sản sinh lãi.
Cụ thể, tỷ lệ CASA giảm mạnh trong Q4 xuống 34% từ 42%/47% trong Q32022/2021. Trong đó: CASA từ cá nhân giảm mạnh, -17% YoY, CASA khu vực doanh nghiệp tăng, +45% YoY.
Nhìn chung, tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 9,4 nghìn tỷ đồng trong quý 4 năm 2022 và 40,9 nghìn tỷ đồng vào năm 2022, lần lượt giảm 7% và tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí dự phòng tăng 10% YoY và +13% QoQ.
LNTT đạt 4,7 nghìn tỷ đồng, -23% YoY và -33% QoQ do (1) NIM giảm do chi phí huy động tăng trong bối cảnh lãi suất huy động tăng và (2) lỗ từ các hoạt động khác bao gồm kinh doanh FX và đầu tư.
Chất lượng tài sản suy giảm nhẹ nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức thấp
Chất lượng tài sản suy giảm nhẹ khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên 0,9 trong Q4/22 từ 0,65/0,66 trong Q32022/2021. Nợ xấu của khách hàng cá nhân và SME lần lượt tăng 40 bps và 10 bps so với quý trước. Đáng chú ý, tỷ lệ hình thành nợ nhóm 2 tăng mạnh hơn mức trung bình ngành lên 8,7 tỷ đồng trong Q4/22 từ 2,9 tỷ đồng trong Q3/22.
Trong Q4/22, chi phí dự phòng tăng 10% YoY, +13% QoQ. Cho năm 2022, chi phí dự phòng giảm 27% YoY. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm xuống 125% trong Q4/22 từ 165%/163% trong Q32022/2021.
Thu nhap cua Techcombank cham lai vi het thoi von re va trai phieu gap kho?-Hinh-2
Tỷ lệ nợ xấu theo nhóm. 
Triển vọng ảm đạm sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của TCB trong các quý tới
Theo Ngân hàng, chi phí vốn có thể duy trì ở mức cao trong nửa đầu năm 2023 do (1) lãi suất có thể giữ ở mức hiện tại và dự kiến điều chỉnh từ nửa cuối năm 2023; (2) Tỷ lệ CASA có thể phục hồi từ nửa cuối 2023. Do đó, VDSC dự đoán rằng NIM có thể cải thiện từ Q3.
Trong quý tới, VDSC dự đoán rằng phí IB sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi triển vọng tiêu cực của thị trường trái phiếu và có thể tác động đến thu nhập từ phí của TCB.
Với những khó khăn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện tại so với giai đoạn 2020-2021, hoạt động bảo lãnh phát hành và phí liên quan đến phát hành trái phiếu của TCB sẽ chịu áp lực giảm cho đến khi thị trường trái phiếu có dấu hiệu cải thiện trong đợt phát hành mới. Tuy nhiên, NFI có thể tăng trưởng bền vững nhờ L/C và các hoạt động thanh toán.
Vào năm 2023, VDSC kỳ vọng tín dụng và tiền gửi sẽ tăng trưởng lần lượt là 13,2% và 12,2%. Chi phí vốn sẽ tiếp tục cao trong các quý đầu, do đó NIM của TCB sẽ không cải thiện cho đến Q3/2023.
Với những khó khăn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện tại, phí liên quan đến phát hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu của TCB sẽ chịu áp lực giảm cho đến khi thị trường trái phiếu có dấu hiệu hồi phục trong đợt phát hành mới.
Tuy nhiên, NFI có thể tăng trưởng bền vững nhờ L/C và các hoạt động thanh toán. Do đó, VDSC kỳ vọng tổng thu nhập hoạt động và LNTT sẽ tăng trưởng lần lượt là 6% và 3% YoY. LNST của cổ đông công ty mẹ được dự báo là 21 nghìn tỷ đồng (3%) và EPS tương ứng là 5.852 đồng.
Giá mục tiêu hiện tại là 33.000 đồng, tương ứng tỷ suất sinh lời 19% so với giá đóng cửa ngày 09/02/2023. Tuy nhiên, những lợi thế của TCB trong quá khứ như chi phí huy động vốn thấp hay vai trò nhà tạo lập thị trường trái phiếu vẫn đang trong giai đoạn thử thách và sẽ khiến thu nhập của ngân hàng chậm lại vào năm 2023.
Do đó, tâm lý thị trường đối với cổ phiếu tạm thời kém tích cực hơn so với trước đây. VDSC cho rằng ngay khi những điểm nghẽn nêu trên được tháo gỡ, TCB với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ sẽ nhanh chóng phục hồi. Nhà đầu tư cần quan sát kỹ diễn biến tích cực của các sự kiện liên quan để quyết định đầu tư.
Hà Thảo

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN