Ngành Ngân hàng 2024: Tỷ lệ hình thành nợ xấu sẽ chậm lại?

Theo báo cáo mới nhất, Vietnam Investors Service (VIS Rating) cho biết chất lượng tài sản và lợi nhuận ngân hàng sẽ dần hồi phục trong bối cảnh điều kiện kinh doanh khả quan hơn và mặt bằng lãi suất ở mức thấp.
Tỉ lệ hình thành nợ xấu mới sẽ chậm lại do khả năng trả nợ của khách hàng được cải thiện nhờ môi trường kinh doanh được cải thiện và mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp
VIS Rating kỳ vọng tốc độ hình thành nợ xấu mới sẽ chậm lại do khả năng trả nợ của khách hàng được cải thiện trong bối cảnh điều kiện kinh doanh tốt hơn và lãi suất thấp. Hầu hết các ngân hàng quốc doanh và ACB sẽ dẫn đầu sự phục hồi của ngành về chất lượng tài sản, nhờ tệp khách hàng doanh nghiệp lớn, đa dạng và chính sách cho vay thận trọng 7.
Mặc dù tốc độ hình thành nợ xấu chậm lại, dư nợ tín dụng lớn với các ngành có rủi ro như bất động sản và sản xuất (lần lượt chiếm 30% và 18% tổng tín dụng tính đến cuối tháng 6 năm 2023) tiếp tục là rủi ro tiềm tàng cho các ngân hàng.
Nợ tái cơ cấu tăng mạnh kể từ khi Thông tư 02 được ban hành vào tháng 4 năm 2023; quy mô nợ tái cơ cấu chiếm khoảng 1% tổng cho vay toàn ngành tính đến cuối tháng 8 năm 2023 và đang không được phân loại là nợ xấu.
Nganh Ngan hang 2024: Ty le hinh thanh no xau se cham lai?
 
Khả năng sinh lời sẽ dần phục hồi nhờ NIM tăng và nhu cầu tín dụng cải thiện trong bối cảnh kinh tế phục hồi
VIS Rating kỳ vọng lợi nhuận toàn ngành sẽ dần phục hồi trong năm 2024 nhờ NIM được cải thiện khi lãi suất tiền gửi sẽ điều chỉnh về vùng lãi suất thấp nhanh hơn so với lãi suất các khoản cho vay và nhu cầu tín dụng cỉa thiện trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi.
Khi các khoản tiền gửi có lãi suất cao huy động trong quý 4/2022 dần đáo hạn và tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng lên trong môi trường lãi suất thấp, chi phí huy động vốn của các ngân hàng sẽ điều chỉnh giảm đáng kể về mức thấp hơn.
Ngoài ra, nhu cầu tín dụng tăng trong bối cảnh nền kinh tế hồi phục sẽ góp phần làm tăng lợi suất cho vay.
Bộ đệm rủi ro sẽ phục hồi ở mức khiêm tốn khi lợi nhuận ngành ngân hàng được cải thiện sẽ góp phần củng cố quy mô vốn
Với việc lợi nhuận được phục hồi, bộ đệm rủi ro và quy mô vốn của ngành ngân hàng sẽ cải thiện, giúp chống chịu tốt hơn trước những rủi ro nợ xấu.
Tuy nhiên, bộ đệm vốn của ngành vẫn còn ở mức yếu do chỉ có một vài đợt tăng vốn quy mô lớn của một số ngân hàng tư nhân. Trong khi đó, các ngân hàng quốc doanh sẽ cần nhiều thời gian hơn để được chấp thuận tăng vốn, dẫn tới việc tăng phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 (tier 2) để đáp ứng các quy định về an toàn vốn.
Ngoài ra, tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm do nợ xấu tăng lên trong 9 tháng đầu năm 2023 làm bào mòn bộ đệm rủi ro, đặc biệt đối với các ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đối với ngân hàng thương tư nhân giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm (trung bình 55% tính đến cuối tháng 9 năm 2023, thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành ở thời điểm hiện tại là 93%).
Nganh Ngan hang 2024: Ty le hinh thanh no xau se cham lai?-Hinh-2
 
Thanh khoản ngành ngân hàng sẽ ổn định hơn khi tốc độ tăng trưởng tiền gửi bắt kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng
VIS Rating kỳ vọng thanh khoản của hệ thống ngân hàng sẽ ổn định nhờ tăng trưởng tiền gửi ở mức cao, bắt kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng khi dòng tiền doanh nghiệp phục hồi cùng với việc môi trường kinh doanh được cải thiện. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi khách hàng (LDR) của ngành được giữ ổn định ở mức 101% tính đến 9T2023.
Ngoài ra, các ngân hàng sẽ tăng cường sự ổn định nguồn vốn nhờ việc phát hành trái phiếu dài hạn để đáp ứng yêu cầu khắt khe hơn về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (SMLR).
Với việc giới hạn quy định của SMLR giảm xuống 30% kể từ tháng 10 năm 2023, một số ngân hàng tư nhân tập trung cho vay dài hạn đang tích cực huy động trái phiếu dài hạn để đáp ứng nhu cầu tín dụng và tuân thủ SMLR.
Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN