Điểm danh những doanh nghiệp phát hành trái phiếu 'khủng' nhất 9 tháng?

Tính từ đầu năm đến nay, chỉ có 23,5 nghìn tỷ TPDN được phát hành ra công chúng trong đó có Masan, VietinBank, Vincom Retail và Khoáng sản Núi Pháo.
Theo báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Chứng khoán SSI, Nghị định 81 khiến các doanh nghiệp tăng tốc phát hành trong tháng 7 và 8, lượng phát hành riêng lẻ tháng 9 giảm tới 84% so với tháng 8.
Doanh nghiệp tăng tốc phát hành riêng lẻ trước khi Nghị định 81 có hiệu lực
Trong Q3.2020, các doanh nghiệp phát hành tổng cộng 164,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu, tăng 29% so với quý trước và tăng tới 95% so với cùng kỳ 2019.
Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành 9 tháng đầu năm là 341 nghìn tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ 2019. Quy mô thị trường TPDN tính trên GDP tăng nhanh từ mức 11,4% tại cuối 2019 lên 14,4% vào cuối tháng 9/2020.
Tính từ đầu năm đến nay, chỉ có 23,5 nghìn tỷ TPDN được phát hành ra công chúng gồm: 10 nghìn tỷ đồng của CTCP Tập đoàn Masan (MSN) phát hành vào tháng 3, 5 và 6/2020; 9,46 nghìn tỷ đồng của Vietinbank (CTG) vào tháng 7 và 9/2020; 2 nghìn tỷ của Vincom Retail (VRE) vào tháng 8; và 2 nghìn tỷ của Công ty TNHH Khai thác và chế biến Khoáng sản Núi Pháo vào tháng 7/2020.
Trái phiếu phát hành riêng lẻ chiếm tới 94% tổng TPDN phát hành trong 9 tháng.
Đáng chú ý, lượng phát hành riêng lẻ tăng vọt trong tháng 8 và sụt giảm mạnh trong tháng 9. Có tới 86,4 nghìn tỷ trái phiếu phát hành trong tháng 8, tăng 71% so với tháng 7 và chiếm 57% lượng phát hành riêng lẻ cả quý.
Sang tháng 9, chỉ có 14,1 nghìn tỷ TPDN được phát hành riêng lẻ, giảm tới 84% so với tháng 8 và chủ yếu là trái phiếu của các NHTM.
Diễn biến này không có nhiều bất ngờ khi các điều kiện phát hành riêng lẻ bị siết chặt hơn tại Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/9/2020, các doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn qua kênh trái phiếu sẽ phải chuyển sang hình thức phát hành ra công chúng.

Các doanh nghiệp bất động sản vẫn là tổ chức phát hành nhiều nhất

Trong tổng số 341 nghìn tỷ TPDN phát hành 9T2020, các doanh nghiệp BĐS phát hành 137,5 nghìn tỷ đồng (40.3%); ngân hàng phát hành 95,6 nghìn tỷ đồng (28%); doanh nghiệp năng lượng và khoáng sản phát hành 27,8 nghìn tỷ đồng (8.2%); các định chế tài chính khác phát hành 9 nghìn tỷ đồng (2.7%); doanh nghiệp phát triển hạ tầng phát hành 6,7 nghìn tỷ đồng (2%); còn lại là các doanh nghiệp khác.
Diem danh nhung doanh nghiep phat hanh trai phieu 'khung' nhat 9 thang?
 
Lượng trái phiếu các doanh nghiệp BĐS phát hành trong Q3.2020 là gần 63 nghìn tỷ đồng, tập trung vào tháng 7 và 8/2020, tương đương 44% tổng TPDN BĐS phát hành 9 tháng 2020.
Một số doanh nghiệp phát hành nhiều nhất trong Q3.2020 là: CTCP Đầu tư Quang Thuận (9.450 tỷ đồng, chia làm 89 đợt), Novaland (7.017 tỷ đồng, chia làm 21 đợt), Công ty TNHH MTV Khách sạn Quốc tế Thiên Phúc (6.450 tỷ đồng, chia làm 47 đợt), CTCP BĐS Mỹ (2.364 tỷ đồng, chia làm 51 đợt)...
Đáng chú ý, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng phát hành 75 triệu USD trái phiếu quốc tế vào tháng 9. Sang tháng 10, doanh nghiệp này phát hành tiếp 80 triệu USD trái phiếu niêm yết trên sở GDCK Đài Bắc (Đài Loan).
Tính chung 9 tháng, 88 doanh nghiệp BĐS phát hành tổng cộng 137.5 tỷ đồng trái phiếu trong đó chỉ có 16 doanh nghiệp BĐS niêm yết phát hành 26,7 nghìn tỷ đồng, còn lại 110,8 nghìn tỷ đồng (tương đương 80,6%) là do 72 doanh nghiệp chưa niêm yết phát hành.
Các NHTM đẩy mạnh phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2
Trong 9 tháng đầu năm, các ngân hàng (Vietinbank, BIDV, Seabank, ACB và TPbank) phát hành hơn 36 nghìn tỷ trái phiếu có kỳ hạn hơn 5 năm để tăng vốn cấp 2 – cao hơn 5% tổng lượng phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 của cả năm 2019 và chiếm 37,7% tổng lượng trái phiếu ngân hàng phát hành 9T2020.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu (CAR) của nhóm các NHTM áp dụng theo Basel II tại cuối tháng 8 là 11.67%, tăng so với mức 11.13% vào tháng 1/2020; trong đó nhóm NHTMNN là 9.71%, nhóm các NHTMCP là 10.75%.
Diem danh nhung doanh nghiep phat hanh trai phieu 'khung' nhat 9 thang?-Hinh-2
 
Ngoài ra, các ngân hàng tăng giải ngân cho các dự án sản xuất và phân phối điện thông qua cả kênh cho vay và trái phiếu doanh nghiệp. Nhiều trái phiếu của các công ty năng lượng như Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam, các công ty Ea Súp, CTCP Năng lượng Bắc Phương... do các NHTM nắm giữ.
Trong nửa đầu năm 2020, dư nợ cho vay lĩnh vực sản xuất và phân phối điện của khối các NHTMCP cũng tăng thêm 11,9% so với cuối năm 2019, cao hơn rất nhiều mức tăng trưởng cho vay chung của các NHTMCP chỉ là 4,55%.
Mặc dù tất cả các trái phiếu năng lượng đều có tài sản đảm bảo hoặc được bảo lãnh thanh toán bởi bên thứ 3 và điện mặt trời cũng đang được Nhà nước khuyến khích nhưng nhà đầu tư cũng nên cẩn trọng vì: thời hạn trái phiếu rất dài; mạng lưới truyền tải điện quốc gia chưa đủ đáp ứng công suất các nhà máy điện mặt trời, đặc biệt ở khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận; giá ưu đãi 2.086đ/kWh chỉ áp dụng với các dự án điện mặt trời nằm trong quy hoạch và vận hành thương mại trước 1/1/2021 (theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg).
Cần thận trọng với các trái phiếu không có TSĐB hoặc được đảm bảo bằng cổ phiếu
Ngày 28/7/2020, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã ban hành Quy chế vận hành Chuyên trang thông tin TPDN tại HNX, theo đó thông tin phát hành trái phiếu riêng lẻ được công bố trên HNX sau đó rất vắn tắt và không có các thông tin cơ bản về lãi suất, bên mua, tài sản đảm bảo...
Trong 9T2020, nếu loại trừ 98 nghìn tỷ đồng TPDN không có thông tin về tài sản đảm bảo và toàn bộ 101,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu ngân hàng và CTCK không có tài sản đảm bảo, số trái phiếu trái phiếu không có tài sản đảm bảo là 43,5 nghìn tỷ, gồm: 20,5 nghìn tỷ là trái phiếu BĐS (TNR Holdings, Địa ốc Phú Long, CTCP BĐS Mỹ, CTCP Đầu tư và Xây dựng Phú Thượng...); và 22,6 nghìn tỷ trái phiếu của các doanh nghiệp khác (Sovico, Masan, BCG, IPA...)
Có 29,1 nghìn tỷ trái phiếu được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức phát hành hoặc của bên thứ 3, gồm: 22,9 nghìn tỷ đồng trái phiếu BĐS (Vinhomes, CTCP Phát triển BĐS Phát Đạt, Novaland...); và các trái phiếu của Tổng CTCP Thiết bị Điện VN, Camimex, Uniben, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM...
SSI không đánh giá cao chất lượng tài sản đảm bảo là cổ phiếu vì khi sự kiện vi phạm xảy ra, giá trị cổ phiếu sẽ sụt giảm rất nhanh thậm chí giá trị cổ phiếu của tổ chức phát hành có thể về 0 nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán/phá sản. Bởi vậy, các nhà đầu tư cần cẩn trọng khi xem xét đầu tư vào các trái phiếu không có TSĐB hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu
Dự báo thị trường TPDN trong quý cuối năm 2020 
Tín dụng 9 tháng 2020 chỉ tăng 6.09% so với cuối năm 2019. trưởng tín dụng cả năm 2020 có NHNN dự kiến tăng thể đạt 8-10%, tức là có khoảng 150-320 nghìn tỷ đồng tín Nhà nước giãn lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung vào dài hạn, NHNN cũng đã giảm trần lãi suất tiền gửi và cho vay ngắn hạn lần thứ 3 trong năm nay.
Ngoại trừ các NHTM thực hiện phát hành trái phiếu riêng lẻ theo Thông tư 34/2013/TT-NHNN, các doanh nghiệp khác đều tuân thủ theo Nghị định 81/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/9/2020 (thay thế Nghị định 163/NĐ-CP) nên sẽ giảm mạnh phát hành trái phiếu riêng lẻ trong Q4.2020.
Các doanh nghiệp cần vốn sẽ quay trở lại kênh tín dụng của các NHTM vốn có đủ năng lực và trình độ để thẩm định và xử lý các rủi ro phát sinh, bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ trước tình trạng phát hành ồ ạt nhưng thiếu công bố thông tin như giai đoạn vừa qua. 
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN