Trước thềm chuyển sàn, LienVietPostBank có tiềm năng tăng trưởng gì?

LPB hiện đang giao dịch ở mức thấp trong vùng định giá của các công ty cùng ngành với P/B dự phóng 2020 đạt 0,87 lần so với trung vị ngành là 1,32 lần và ROE 2020 đạt 10,6%, so với trung vị ngành là 18%.
CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa có báo cáo đánh giá về Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, LPB).
Theo VCSC, việc chuyển đổi các PTO thành phòng giao dịch ngân hàng (BTO) có thể giúp LPB cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng đến các địa phương chưa được phục vụ, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa - thị trường mục tiêu chính của ngân hàng trong tương lai gần.
Với việc sở hữu mạng lưới PTO rộng khắp sau khi Thông tư 43/2015 được thông qua (đến năm 2016, 1.067 PTO đã được tiếp nhận), LPB đang định vị mình để thực hiện chiến lược như Ngân hàng Rakyat Indonesia và Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện Trung Quốc về cung cấp dịch vụ ngân hàng cho những khách hàng chưa được phục vụ trước đây.
Chìa khóa của chiến lược này là tiếp tục đầu tư để nâng cấp các PTO lên BTO, điều này đã dẫn đến chi phí hoạt động (OPEX) và tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) tương đối cao trong ba năm qua.
Ban lãnh đạo tin rằng một khi quá trình chuyển đổi kết thúc (có thể là vào năm 2021) và các PTO nâng cấp được vận hành thành công ở các địa phương nông thôn, LPB có khả năng kiếm được doanh thu cao hơn để bù đắp mức OPEX cao.
Truoc them chuyen san, LienVietPostBank co tiem nang tang truong gi?
 
Đồng thời, Bancassurance là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng NFI trong tương lai của LPB. NFI đã đạt được mức tăng trưởng ba chữ số trong ba năm qua sau quan hệ hợp tác bancassurance độc quyền kéo dài 5 năm giữa LPB với Dai-ichi Life Việt Nam, được hình thành vào cuối năm 2016.
Năm 2019, LPB đã chỉ định một số BTO của mình để bán bancassurance thông qua 'mô hình trực tiếp’ (do nhân viên của ngân hàng bán) thay vì 'mô hình giới thiệu' (do nhân viên của công ty bảo hiểm bán).
Theo quan điểm của VCSC, vào năm 2020, mô hình trực tiếp đã được triển khai rộng rãi và sẽ được mở rộng trong vài năm tới, điều này có thể giúp ngân hàng tăng trưởng NFI cao hơn nữa.
Trong dự báo của VCSC, giả định rằng LPB sẽ tham gia một hợp đồng bancassurance độc quyền mới vào năm 2022 - sau khi hợp đồng độc quyền trước đó với Dai-ichi Life hết hạn.
Ngoài ra, việc phát hành vốn vào năm 2021 sẽ giúp LPB tạo dư địa để tăng trưởng hơn nữa. Tính đến 6 tháng đầu năm 2020, CAR của LPB ở mức 8,59% - chỉ cao hơn một chút so với mức quy định tối thiểu là 8%.
Theo quan điểm của VCSC, mức CAR này không đủ để ngân hàng đạt được những mục tiêu đề ra, nhất là khi nhu cầu tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức 16% - 18% sau khi hoàn thành chuyển đổi mạng lưới theo Ban lãnh đạo.
Do đó, VCSC tin rằng một đợt phát hành vốn vào năm 2021 sẽ là cần thiết để tạo dư địa cho triển vọng tăng trưởng dài hạn của LPB.
VCSC kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của LPB sẽ đạt lần lượt -0,5%/20%/92,8% trong các năm 2020/2021/2022. Dự báo cho mức tăng mạnh trong LNST 2022 đến từ giả định về thương vụ bancasurrance độc quyền mới.
Với những luận cứ đó, VCSC khuyến nghị Mua LPB và giá mục tiêu 15.500 đồng/cp, tương ứng với tổng mức sinh lời 23%.
LPB hiện đang giao dịch ở mức thấp trong vùng định giá của các công ty cùng ngành với P/B dự phóng 2020 đạt 0,87 lần so với trung vị ngành là 1,32 lần và ROE 2020 đạt 10,6%, so với trung vị ngành là 18%.
Việc chuyển sàn niêm yết trên HoSE sẽ là yếu tố hỗ trợ ngắn hạn của cổ phiếu LPB.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN